Chớ hòng xuyên tạc quan điểm “vừa hợp tác vừa đấu tranh”!

Vừa qua, trên diễn đàn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã “nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ” về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc là “vừa hợp tác vừa đấu tranh”. Quan điểm thẳng thắn, ngắn gọn này đã được tuyệt đại đa số cán bộ, Đảng viên và nhân dân ta thấu hiểu, đồng tình và tiếp tục cùng Đảng, Nhà nước ta bảo vệ và thực hiện. Tuy trên một số trang mạng xã hội đã có một vài tiếng nói tỏ ý nghi ngờ, phản bác gay gắt thậm chí đặt điều xuyên tạc quan điểm đúng đắn đó của lãnh đạo Chính phủ nước ta song sự thật vẫn là sự thật…

Trong phiên chất vấn của kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, Thượng tọa Thích Thanh Quyết đã nêu một câu hỏi có lẽ không chỉ là của riêng nhà tu hành này mà còn là tiếng nói chung của đại đa số cử tri và người dân Việt Nam: “Mong Thủ tướng cho biết quan điểm của Nhà nước ta đối với vấn đề Biển Đông và Trung Quốc bằng cách nói ngắn gọn nhất, dễ nghe, dễ hiểu nhất, đầy đủ nhất”?

Câu hỏi không của riêng ai

Một câu hỏi không dài, lại rất thẳng thắn nhưng đầy chân tình! Bấy lâu nay, tình hình biển Đông có những diễn biến phức tạp và căng thẳng, đặc biệt là việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhân dân cả nước ta tuy bất bình, phẫn nộ nhưng đã biết kiềm chế và phản ứng đúng mức, giúp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ ta giữ vững hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ và buộc phía Trung Quốc phải chấm dứt vụ việc.

Tuy vậy, e ngại trước những bước đi khác của âm mưu “đường lưỡi bò” xâm chiếm biển Đông, nhân dân, cán bộ và Đảng viên chúng ta có nhu cầu chính đáng muốn biết quan điểm chủ đạo, xuyên suốt – nhưng phải “ngắn gọn nhất, dễ nghe, dễ hiểu nhất, đầy đủ nhất” – trong vấn đề bảo vệ biển Đông cũng như giữ gìn quan hệ song phương với Trung Quốc. “Đại biểu yêu cầu tôi nói ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, vấn đề này khó, nhưng tôi xin trình bày khái quát 6 chữ. Đó là “vừa hợp tác, vừa đấu tranh” – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói. Thủ tướng cho biết, đối với Trung Quốc và các nước, Đảng và Nhà nước ta kiên trì, nhất quán thực hiện đường lối độc lập tự chủ, hòa bình hữu nghị, hợp tác phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động tích cực hội nhập hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, thực hiên các cam kết, công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, vì lợi ích quốc gia dân tộc, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, đóng góp cho hòa bình hữu nghị độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. “Chúng ta mong muốn hai bên chân thành giải quyết những bất đồng giữa 2 nước về biên giới lãnh thổ trên biển theo công ước quốc tế, luật biển, thỏa thuận giữa cấp cao 2 nước. Chúng ta mong muốn và làm hết sức mình, mong Trung Quốc cũng như thế để đảm bảo hòa bình hợp tác“- Thủ tướng nói rõ hơn.

Cùng có lợi, cùng thịnh vượng

Đây là đích hướng đến không chỉ trong quan hệ song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc mà còn trong quan hệ giữa Việt Nam và tất cả các nước, các tổ chức quốc tế trên thế giới. Trên cơ sở bình đẳng, ngang nhau, sự hợp tác trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại thậm chí cả quân sự đã và đang diễn ra sôi động trên khắp thế giới, là trào lưu và xu thế chung của thời đại hiện nay. Thực sự đã qua lâu rồi cái kiểu “hợp tác” nước lớn – nước nhỏ, nước cai trị – nước bị trị, cá lớn nuốt cá bé, kẻ thắng – người thua… ngày nay thế giới thực hiện hợp tác với nhau trên tinh thần “win – win”- hai bên cùng chiến thắng, hai bên cùng hưởng lợi ích.

Tuy là một nước nhỏ, tiềm lực kinh tế không nhiều, điều kiện vật chất cũng như cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn và hạn chế song Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự chủ, ngang hàng với tất cả các nước khác trên thế giới dù đó là Mỹ, Trung Quốc, Nga hay bất cứ nước nào khác. Đặt quan hệ hợp tác với Việt Nam cũng như Việt Nam chúng ta đặt quan hệ với các nước khác thì đều dựa trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi. Đây là mong muốn thiết thực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, cũng là nguyện vọng, mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc cũng như tất cả các nước khác. Giờ đây, không ai muốn hợp tác lâu dài mà không có lợi, cũng như không ai có thể hợp tác được lâu dài với người khác mà chỉ biết giành phần lợi về riêng mình; hay nói cách khác, win –win đảm bảo cho sự hợp tác được bền vững lâu dài chứ không nhằm thỏa mãn những cái lợi ngắn hạn trước mắt.

Trong vấn đề biển Đông, cũng cần được hiểu đúng khi nói đến chuyện cùng hợp tác. Trước hết, Việt Nam kiên trì và kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ – trong đó có vùng biển – của mình trên cơ sở tôn trọng và tuân thủ các quy định chung của luật pháp quốc tế. Phạm vi lãnh thổ mà Việt Nam có chủ quyền chính đáng – trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông – là không thể tranh cãi, đất nước và nhân dân Việt Nam kiên quyết không chịu để mất chủ quyền, dứt khoát không khuất phục bất cứ thế lực nào dù mạnh đến đâu muốn dùng vũ lực xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước để khai thác và phát triển kinh tế biển nhưng trước hết và trên hết, các nước phải công nhận và tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau mới có thể giữ được thế bình đẳng giữa hai bên và từ đó mới có thể cùng bình đẳng, cùng có lợi và cùng phát triển với nhau được; ngược lại, thì chính là vi phạm “luật chơi” chung của thế giới và sự hợp tác là không lâu dài và thậm chí là không thể hợp tác.

Đấu tranh vì hòa bình và ổn định

Trên thực tế thì Việt Nam chúng ta chưa bao giờ đi xâm chiếm lãnh thổ của ai, nhưng cũng không cho phép bất kỳ ai, bất kỳ thế lực nào mang sức mạnh đến xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của mình trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngày 23/6/1994, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa IX) đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến biển Đông thông qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế về thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng không có hành động làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cố gắng, nỗ lực tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định, phát triển kinh tế đất nước, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Đối với các vùng biển thực sự có chồng lấn giữa nước ta và các nước, các bên liên quan có thể bàn bạc, trao đổi để hợp tác cùng phát triển. Trước liên tiếp các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông thời gian gần đây, Việt Nam đã kiên trì giao thiệp và đấu tranh qua đường ngoại giao cũng như trên thực địa, kiên quyết phản đối những đòi hỏi vô lý, những hàng động trái với các thỏa thuận song phương cũng như các quy định của luật pháp quốc tế, buộc phía Trung Quốc phải dừng các hoạt động bất hợp pháp, trong đó có việc phải rút giàn khoan 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Bằng những bước đi, phản ứng phù hợp, Việt Nam vẫn giữ được toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ mà không khiến cho tình hình trở nên mất kiểm soát, mất ổn định, giữ gìn được môi trường hòa bình chung không chỉ trên biển Đông mà cho cả khu vực và thê giới.

Tuy nhiên, việc đấu tranh không thể đến đấy là dừng lại mà còn tiếp tục, thông qua những con đường, cách thức phù hợp tùy theo diễn biến của tình hình nhưng tựu trung lại, phải cố gắng tối đa để giữ được môi trường hòa bình, cố gắng không để nổ ra xung đột vũ trang hay chiến tranh vì điều này có hại cho môi trường phát triển của Việt Nam, các nước trong khu vực cũng như toàn cầu.

Tóm lại, quan điểm “vừa hợp tác vừa đấu tranh” đối với vấn đề biển Đông và Trung Quốc mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu cho thấy Việt Nam chúng ta luôn “biết mình biết người”, không chấp nhận mất độc lập và toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ cũng không đánh đổi hòa bình bằng mọi giá; thể hiện sự uyển chuyển, khéo léo, linh hoạt trong đối nội và đối ngoại cũng như phù hợp với trào lưu, xu thế chung của thời đại. Cương quyết nhưng khôn khéo, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, cách ứng xử điềm tĩnh, đàng hoàng của Việt Nam trong vấn đề biển Đông và Trung Quốc thời gian qua đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều nước trên thế giới và nhờ đó, thế và lực của nước ta cũng trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sự thật ấy đủ để bác bỏ tất cả những thứ “lý lẽ” ngụy biện, hoa ngôn xảo ngữ, đổi trắng thay đen hòng xuyên tạc quan điểm “vừa hợp tác vừa đấu tranh” mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã và đang thực hiện một cách vô cùng sáng tạo…/.

ST

Đấu tranh với những tư tưởng, luận điệu phản động, xuyên tạc: Võ Văn Ái và những “lời phản bác” vô liêm sỉ

Một số phương tiện truyền thông cho biết, mới đây, Võ Văn Ái – kẻ tự xưng là “Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam” – lại vừa lên tiếng “phản bác” một cách đầy hằn học và vô liêm sỉ, phủ nhận sạch trơn những thành tựu nhân quyền to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giành được. Bản chất, giọng lưỡi của những tiếng nói phản động, xuyên tạc như Võ Văn Ái là như thế nào?

Giọng lưỡi vô liêm sỉ

Tiếp tục “thói” vu vạ, bêu xấu đất nước vì mục đích cá nhân, Võ Văn Ái lên tiếng “phản bác”, cho rằng những gì Việt Nam đạt được trong vấn đề nhân quyền – đã được dư luận cộng đồng quốc tế công nhận – chỉ là “dối trá, lừa gạt”.

Theo đó, Võ Văn Ái cho rằng, Việt Nam đã “chậm trễ phúc trình định kỳ kể từ năm 1993” và “bản phúc trình hôm nay đầy những lời lẽ cường điệu cho thấy nhà cầm quyền chẳng quan tâm gì đến các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa của người dân, đặc biệt những người dân ở vào thế yếu như phụ nữ, thiếu nhi, dân tộc thiểu số và những người nghèo ở nông thôn và thành thị; chẳng hề có những cơ cấu bảo vệ các quyền này và cũng chẳng có biện pháp khôi phục. Những nhà bảo vệ nhân quyền nào tố giác sự vi phạm các quyền này đều bị sách nhiễu hay bắt giam”.

Võ Văn Ái còn lớn tiếng cho rằng, đang có những bất bình đẳng giữa thượng tầng lãnh đạo và quần chúng; phân biệt đối xử tùy theo ý kiến chính trị, tôn giáo hay dân tộc thiểu số; “không được bình đẳng trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, kiếm công ăn việc làm hoặc thủ đắc đất đai”; rồi thì “các công xưởng, xí nghiệp bóc lột nhân công với giá lương rẻ mạt dẫn tới nhiều cuộc đình công, thiếu nhi lao động là chuyện phổ biến” v.v…

Nhận diện Võ Văn Ái

Vậy, Võ Văn Ái là ai? Có thể nói ngay, đó chỉ là một kẻ cơ hội, ôm chân các thế lực bên ngoài mà “hết lòng” nói xấu Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hòng thỏa mãn “cơn khát” hư vinh của mình. Trước năm 1975, người ta biết đến Ái như là một phần tử cốt cán trong việc kích động gây rối. Tham gia làn sóng người Việt chạy ra nước ngoài sau 1975, Ái tự thành lập cái gọi là “Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam” rồi tự đóng vai Chủ tịch, lấy tạp chí Quê Mẹ làm cái loa khoe thanh thế, phỉ báng những thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã và đang đạt được. Một thời gian sau, chính Ái và tờ tạp chí của mình đã phải ngửa tay nhận tài trợ của các tổ chức của người Mỹ để thể hiện đậm đặc quan điểm chống Cộng, thổi phồng, xuyên tạc, bóp méo, vu vạ cho bất cứ thành tựu nhân quyền, tôn giáo, dân tộc nào ở Việt Nam. Vì tiền, vì hư danh, Võ Văn Ái sẵn lòng nhắm mắt bịt tai trước tất cả những phát triển vượt bậc mà đất nước và con người Việt Nam chân chính đã phải đổ cả xương máu để giành lấy. Nhằm mục đích tiền bạc và cái danh vọng hão của một kẻ chống Cộng, Ái không từ bất cứ thủ đoạn nào miễn là được lòng kẻ chi tiền, không đếm xỉa đến bất cứ lời khẳng định nào của các tổ chức quốc tế đặc biệt có uy tín như Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới…dành cho Việt Nam.

Sự thật khác xa

Những gì mà Võ Văn Ái nêu ra thật cũng chỉ có thể làm cho những ai chưa từng đến, chưa từng nghe hoặc tận mắt chứng kiến những thành tựu nhân quyền của Việt Nam kinh ngạc mà thôi, chứ dư luận trong và ngoài nước bấy lâu nay đã công nhận và đặc biệt khâm phục những gì Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực quyền con người.

Một lần nữa cần khẳng định rằng những năm qua, thành tựu mà Việt Nam đạt được là đặc biệt quan trọng, thể hiện qua việc các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa đã được phát huy; đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân liên tục được nâng cao một cách rõ rệt. Quyền tự do ngôn luận, thông tin được phát huy đầy đủ và ngày càng tốt hơn với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Internet với hơn 30,8 triệu người sử dụng. Các cuộc tranh luận, chất vấn tại Quốc hội và các diễn đàn diễn ra sôi nổi, thực chất; Nhà nước khuyến khích người dân tham gia góp ý, phê bình, phản biện các chính sách quốc gia nhằm đóng góp hiệu quả, tích cực trong tiến trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật. Người dân trong nước cũng như dư luận quốc tế hẳn không quên rằng, mỗi năm Nhà nước Việt Nam chi cả trăm tỷ đồng mỗi năm để phát hành hàng chục tờ báo, tạp chí cho các dân tộc thiểu số; có hàng nghìn câu lạc bộ để phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý tại các vùng dân tộc thiểu số. Chính Ngân hàng Thế giới (WB) cũng khẳng định, có khoảng 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong 20 năm qua với tỉ lệ nghèo giảm từ gần 60% từ những năm 1990 xuống 20,7% vào năm 2010- một con số ấn tượng hơn rất nhiều những thứ lý lẽ chung chung mà Võ Văn Ái đã nói.

Về tự do tín ngưỡng và tôn giáo, Điều 24 (Chương II) của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Đây là sự ghi nhận trang trọng, công khai và thiêng liêng nhất các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thực tế, theo thống kê, hiện có gần 90% số dân Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó hơn 25 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau (so với khoảng 20 triệu người năm 2009). Cả nước có hơn 25.000 cơ sở thờ tự và 45 trường đào tạo chức sắc tôn giáo. Hàng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì, mở rộng. Quan hệ giữa các các tổ chức tôn giáo trong nước với tổ chức tôn giáo nước ngoài được tăng cường; hàng năm có hàng trăm lượt chức sắc tôn giáo ở Việt Nam ra nước ngoài đào tạo, tu nghiệp ở Mỹ, Pháp, I-ta-li-a, Ấn Ðộ…nhiều đoàn tôn giáo nước ngoài cũng vào Việt Nam thăm, tham dự các sinh hoạt tôn giáo. Đến nay có 38 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng vừa đăng cai tổ chức thành công Đại lễ Phật đản LHQ (Vesak) lần thứ II hồi tháng 5/2014 tại chùa Bái Đính (Ninh Bình)…Đây là những sự thật mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất tự hào, không việc gì phải nói giảm nói tránh.

Trong khi nhân dân trong nước vui mừng, dư luận quốc tế công nhận và khâm phục những thành quả to lớn Việt Nam đã đạt được thì những giọng lưỡi vô liêm sỉ như của Võ Văn Ái chỉ là những tàn lửa rơm, chẳng có bất cứ ảnh hưởng, tác dụng nào hết! Càng nói, càng lên tiếng bao nhiêu thì những “lời phản bác” như kiểu của Võ Văn Ái đang làm chỉ càng chứng tỏ rằng họ thật sự là những kẻ “miệng Nam mô, bụng bồ dao găm”, “ăn không nói có” với bản chất thật sự là kẻ cơ hội, phản động, ngang nhiên bịa đặt, xuyên tạc bất chấp sự thật hai năm rõ mười.

Gần 70 năm xây dựng nền dân chủ cộng hòa, giành tự do độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nỗ lực không ngừng, liên tiếp giành những đỉnh cao mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, từng ngày nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống của nhân dân, củng cố thế và lực, tiếp tục hội nhập ngày một mạnh mẽ vào đời sống chung của thế giới.

Vui mừng với những thành tựu đã đạt được, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam càng hiểu rõ hơn ai hết rằng còn phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng, làm sao giữ vững thành tựu, giảm thiểu những tồn tại, quyết tâm phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa vì Dân giàu, Nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Những “làn gió độc” như “lời phản bác” của Võ Văn Ái, những “cây cỏ dại” như Võ Văn Ái và những kẻ cơ hội, phản động khác đang tạo ra dứt khoát không ngăn cản được bước đường phát triển, đi lên của dân tộc Việt, đất nước và con người Việt Nam, đó là sự thật!

Thiện Phương

Câu chuyện dự án sân bay Long Thành: Việc lớn, có tranh luận là bình thường, sao phải xuyên tạc?

Những ngày này, từ trên diễn đàn Quốc hội ra đến dư luận ngoài xã hội, câu chuyện dự án sân bay Long Thành đặc biệt được quan tâm. Đây là một dự án lớn đang được Chính phủ và Bộ GTVT trình trước Quốc hội nhằm hướng đến việc Việt Nam sớm có thêm một cảng HKQT có quy mô lớn, hiện đại, góp phần phát triển kinh tế – xã hội đồng thời gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đáng tiếc là, như những khi đất nước có việc lớn, các thế lực thù địch, phản động lại tìm cách chống phá bằng những thủ đoạn, phương thức đặc biệt nguy hiểm, trong đó có việc xuyên tạc, thổi phồng, bóp méo, dựng chuyện…trên mạng Internet thông qua các mạng xã hội…

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, dự án sân bay Long Thành được chia làm 3 giai đoạn với tổng mức đầu tư là 18,7 tỷ USD; giai đoạn 1 cần 7,8 tỷ USD để đạt mức 25 triệu khách/ năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/ năm; ở giai đoạn 3 cần gần 7 tỷ USD và sân bay có thể đón tới 100 triệu khách/ năm và 5 triệu tấn hàng hóa.

Việc lớn mới cần tranh luận

Không ngạc nhiên khi dự án này ngay khi được công bố đã khiến cho dư luận có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí đến mức gay gắt. Ở tầm mức một quốc gia còn nghèo, tiềm lực kinh tế hạn chế, nguồn vốn còn phải vay mượn nhiều, số nợ công đang ở mức cao thì chỉ riêng huy động được chừng 8 tỷ USD để có thể triển khai giai đoaạn I của dự án này đã là một việc rất nặng nề, khó khăn. Tuy nhiên, nếu có tầm mắt nhìn xa trông rộng cho vài ba chục năm sau nữa, khi mà Việt Nam hội nhập rất sâu vào đời sống kinh tế quốc tế, việc giao thương mở rộng, nhu cầu đi lại tăng cao thì có thể thấy hệ thống sân bay hiện có hầu hết đều trong tình trạng quá tải, không thể không có những dự án như dự án sân bay Long Thành để mà đón trước.

Việc lớn, cần khoản đầu tư cực lớn trong khi những con số về hành khách và hàng hóa còn “tròn trĩnh” quá nên sự tranh luận “nên hay không nên”, “cần thiết hay chưa cần thiết” xảy ra gay gắt thậm chí đến mức đối chọi âu cũng là điều dễ hiểu với bất cứ ai. Chỉ nói đơn giản như việc cưới hỏi cho con thôi, thì trong mỗi gia đình hẳn cũng có không ít tranh luận rồi, huống chi đây lại là chuyện tiền tỷ đo bằng USD! Vậy thì nên nhìn nhận chuyện tranh luận theo hướng nào?

Thiết nghĩ, dù là người đồng ý hay phản đối, dù là người dân ngoài xã hội hay Đại biểu Quốc hội nơi nghị trường, tiếng nói của họ cũng là vì dân vì nước, vì điều tốt đẹp cho tương lai con cháu sau này.

Nếu vài ba chục năm nữa, khách nước ngoài ồ ạt đến Việt Nam, người Việt Nam cũng thường xuyên đi du lịch, làm ăn xa Tổ quốc mà khi ấy, sân bay chật nghẽn thì thử hỏi, chúng ta nghĩ sao? Hay là lại ân hận biết thế mấy chục năm trước bình tĩnh nhìn nhận hơn, đánh giá khách quan và công bằng hơn rồi “bấm nút” thông qua dự án thì có phải hay không?

Nhưng nếu cũng vài ba chục năm nữa, có sân bay mới nhưng khách khứa, hàng hóa lèo tèo, thu chả đủ chi trong khi khoản nợ tiền đầu tư khi trước lại “đẻ” thêm lãi mà còn trả chưa xong thì chúng ta trách ai? Con cháu chúng ta nghĩ gì?

Tất cả những câu hỏi ấy đều có lý, nhưng cũng đều cần phải suy nghĩ, cân nhắc, nghiên cứu và phải được trả lời thấu đáo. “Không nên để tái diễn tình trạng dự báo nguồn vốn không chính xác dẫn đến việc “đội vốn” như đã từng xảy ra ở một số công trình trọng điểm khác. Chủ trương xây dựng Cảng HKQT Long Thành với quy mô lớn, hiện đại là đúng nhưng không thể không tính toán cụ thể nguồn lực. Dự kiến về nguồn lực trong dự án là một vấn đề, thực tế triển khai sẽ gặp rất nhiều vấn đề, khó khăn khác phát sinh”- đây là ý kiến chung của nhiều Đại biểu Quốc hội khóa XIII được dư luận rất hoan nghênh bởi sự khách quan, thận trọng, trung thực và có trách nhiệm cả với hiện tại cũng như tương lai.

Xuyên tạc, bóp méo cả sự tranh luận

Một lần nữa, “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” thông qua cái gọi là “Việt Nam Thời báo” lại lên tiếng nhân danh “độc lập” mà xuyên tạc, bóp méo sự thật, trèo ngược mà “nói chõ vào” ngay khi câu chuyện dự án sân bay Long Thành còn mới chỉ được đưa ra bàn, chưa hề quyết định dứt khoát như thế nào …

“Việt Nam Thời báo” đã “trèo” vào mồm người ta một cách rất ngang nhiên đến “đứt cả dây thần kinh xấu hổ”. Trước tiên, “Việt Nam Thời báo” cóp nguyên bài trên Vietnamnet; sau đó, viết chèn thêm chừng 300 chữ lên đầu rồi rút một cái tít cho rằng “Chính phủ đã thất bại” trong một “cuộc đối chọi” với Quốc hội.

Xin thưa rằng, kiểu “nói leo” của “Việt Nam Thời báo” một lần nữa khiến dư luận trong và ngoài nước phải ngán ngẩm khi mà “trình văn hóa” của nó thấp đến không thể tin nổi!

Trước hết, người dân và cử tri cả nước chả nhìn thấy đâu là sự “đối chọi” giữa Chính phủ với Quốc hội của mình cả. Chính phủ được Quốc hội bầu ra, có trách nhiệm điều hành phát triển kinh tế – xã hội và do đó, việc gì xét thấy có ích cho phát triển đất nước, có lợi cho bảo đảm an ninh quốc phòng, tốt đẹp cho cuộc sống lâu dài của nhân dân – dù có phải chi tiêu tốn kém – thì lập dự án, dự toán chi tiêu và trình ra Quốc hội xem xét, cho ý kiến; nếu Quốc hội đồng thuận nhất trí thì Chính phủ tổ chức thực hiện trước con mắt giám sát của Quốc hội và cử tri, còn ngược lại thì phải nghiên cứu kỹ hơn, làm rõ thêm và trình Quốc hội dịp khác. Như thế thì “đối chọi” ở chỗ nào và ai “thất bại”?

Thứ hai, Quốc hội Việt Nam là quốc hội được bầu lên bằng phổ thông đầu phiếu, thực hành dân chủ và quyết nghị tập thể. Câu chuyện sân bay Long Thành mới chỉ là dự án, nên Quốc hội phải tranh luận để mổ xẻ đến cùng, làm rõ ưu điểm – nhược điểm, việc nên- việc chưa nên trước khi đi đến biểu quyết là đúng theo quy định của Hiến pháp và các đạo luật liên quan, là thực hành dân chủ, là cách huy động trí tuệ, tâm huyết, tiếng nói của cử tri tham gia giải quyết những việc lớn của quốc gia. Chính phủ trình dự án sân bay Long Thành là đúng theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình; Quốc hội xem xét, thảo luận, cho ý kiến vào dự án này cũng là theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình, “Việt Nam Thời báo” có hiểu Hiến pháp và pháp luật Việt Nam không mà xưng xưng cho rằng có “đối chọi” giữa Chính phủ với Quốc hội?

Thứ ba, đã là những việc lớn thì chi tiêu cũng không thể nhỏ, hiệu quả về lâu dài cũng thật khó mà có được con số tuyệt đối chính xác. Trước dự án sân bay Long Thành, Việt Nam đã và đang làm nhiều dự án lớn như dự án đường dây 500 KV Bắc – Nam, dự án Đường Hồ Chí Minh, Dự án Thủy điện Sơn La v.v…Những dự án này khi trình ra Quốc hội đều gặp phải sự tranh luận quyết liệt, gay gắt đến mức tưởng như không thể hóa giải được. Thế nhưng, sau khi đã nghe tất cả các ý kiến, góp ý, kiến nghị, giải pháp…Quốc hội đều đã biểu quyết nhất trí, Chính phủ tổ chức thực hiện rất thành công dưới con mắt giám sát khắt khe của các cơ quan kiểm toán, của Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước. Cho đến nay, càng mừng hơn là những dự án khổng lồ, chi tiêu rất lớn ấy đều đã và đang đem về nguồn thu lớn, giúp đất nước có thế và lực vững vàng hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nhanh chóng của quốc gia và cải thiện mạnh mẽ đời sống nhân dân.

Biết hãy thưa thốt…

Dân gian có câu “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe” muốn nói rằng, có bàn góp chuyện thì cũng cần có sự hiểu biết, có tấm lòng trong sáng, ngay tình. Tự cho là những người “làm báo độc lập” song chỉ qua cách thông tin câu chuyenterện sân bay Long Thành, dư luật trong và ngoài nước có thể dễ dàng nhận ra “chân tướng” của những kẻ tổ chức cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” và vận hành cái gọi là “Việt Nam Thời báo”: Chuyên nghề hóng hớt lăng nhăng, phán bảo xằng, nói leo theo đuôi. Đặc biệt, những người này – thông qua những gì họ nói, họ viết – dứt khoát không phải là những người có tấm lòng vì nước vì dân, khách quan và trung thực góp lời góp ý để dân giàu nước mạnh. “Việc” ưa thích của họ chỉ là xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, cực đoan quá khích hòng thỏa mãn cái hư danh của mình, “câu view” từ những người bồng bột, cả tin nhưng thiếu thông tin.

Người dân và cử tri cả nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài chắc chắn một điều rằng, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã và đang nỗ lực hết sức mình, tìm kiếm mọi khả năng và nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập, tự do của nước nhà. Những giọng lưỡi xuyên tạc, bóp méo, kích động và thù hằn…từ lâu đã không còn được người dân Việt Nam cũng như dư luận quốc tế chấp nhận. Những giọng lưỡi trơ trẽn, bất chấp sự thật ấy sẽ nhanh chóng chìm lấp trong làn sóng những tiếng nói khách quan, công bằng, đồng thuận ở trong và ngoài nước…/.

Thiện Phương

CẢNH BÁO VỀ HIỆN TƯỢNG NGUYỄN QUANG LẬP

Khi lướt qua hàng loạt các trang mạng, blog lề trái ta có thể thấy xuất hiện nhiều thông tin của dư luận nói về người có tên Nguyễn Quang Lập, một nhà văn nổi tiếng có khả năng tuyên truyền theo kiểu “núp bóng bắn tỉa” trong con mắt của giới dân chủ. Đặc biệt khi đọc loạt bài viết của Bọ Lập như “Không ổn rồi Anh Tư ơi!”, “Hiến kế diệt chuột”, “TBT có dám đập bình diệt chuột”… đăng trên blog “Quê choa” hay những bình luận trên Facebook của ông ta thời gần đây, độc giả có thể thấy Bọ Lập đang cố chứng tỏ mình là người am hiểu, tỏ tường từng ngóc ngách của nền chính trị Việt Nam, là một “con dân yêu nước Việt” khi dám đứng lên nói lời chính nghĩa để góp sức cho nước, cho dân.

Nhưng sự thật về cái gọi là người yêu nước chân chính, một nhà văn dám nói lên lời chính nghĩa lại cho thấy Bọ Lập thực sự hèn nhát, ông đang gia sức mượn hơi của người khác để lèm bèm nói lên ý kiến cá nhân qua việc chèn vào những lời lẽ thiển cận, thiếu suy nghĩ để tạo dư luận nhằm hạ gục các vị lãnh đạo Việt Nam. Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ những dòng bình luận gọi là “hiến kế diệt chuột” mà blogger Quê Choa đăng tải lại đầy nham hiểm. Bọ Lập đã cố tình “mượn” bài viết của Hà Sỹ Phu, Phạm Chí Dũng và nhiều kẻ yêu nước “rởm” khác để tạo dư luận xấu khi nói rằng Muốn đánh “địch” phải nhận diện địch cho rõ (địch chẳng qua là yếu tố cản bước tiến của dân tộc thôi, không phải kẻ thù). Ta vừa nói “địch” ở đây là cả Chuột lẫn Bình, nhưng Chuột là những ai, và Bình là những ai?”. Khi đọc đến đây, ai cũng hiểu cách nói không vô tư , thiếu suy nghĩ của Lập có nghĩa là khi đấu tranh với tham nhũng thì phải đập luôn cả hệ thống chính trị. Không những vậy, ông ta còn khẳng định để độc giả vững tin rằng “Chẳng tin cứ thử mà xem”.

Nếu như những gì mà Bọ Lập nói xảy ra thì ai sẽ là người hưởng lợi? chính ông và những kẻ yêu nước giả tạo sẽ là những kẻ đắc chí khi đạt được ý đồ phá nát hệ thống chính trị, lật đổ chế độ, đưa dân tộc vào cảnh loạn lạc. Thử hỏi nếu đặt cả vận mệnh đất nước cho những người như ông (với vai trò là người lãnh đạo) thì chắc dân ta chỉ biết đến sự tụt hậu của xã hội, sự ảo tưởng trong suy nghĩ của những người dân chủ tức thời như ông. Bọ Lập chỉ biết núp sau lưng kẻ khác để lè nhè nói những câu tưởng chừng như mình là một chính trị gia có tâm huyết muốn thay đổi vận mệnh đất nước nhưng sự thật ông ta chỉ là một kẻ yếu bóng vía, thọc gậy bánh xe, chỉ nói không dám làm, mà nỏi cũng chỉ như cái máy ghi âm của kẻ khác chứ có dám tự nói gì đâu! Để tạo sự nổi tiếng cho bản thân, ông ta đã lộ rõ bộ mặt của một kẻ bán nước, hại dân với ý đồ nham hiểm là lật đổ chế độ tại Việt Nam, khi đó nhân dân sẽ ra sao? đất nước sẽ ra sao?. Nếu như nhìn nhận thông tin với một tinh thần xây dựng, bình tĩnh đọc kỹ những lời nói của Tổng Bí thư thì có thể thấy đây là những hành động có ý nghĩa thiết thực, cần thiết để xây dựng đất nước Việt Nam phát triển.

Bạn đọc hãy nên cẩn trọng và tỉnh táo khi tiếp nhận những thông tin trên mạng và xin cảnh báo về những lối suy nghĩ của một số kẻ xấu muốn lợi dụng tình hình để tuyên truyền sai lệch về nền chính trị tại Việt Nam. Nguyễn Quang Lập cần tỉnh giấc trước khi có thể trở thành nạn nhân của lối phá phách chẳng giống ai mà ông ta đang làm. Nguyễn Quang Lập mới là một con chuột, ném con chuột này không sợ vỡ chiếc bình nào hết.

                                                                                                                                                                                       Chân lý Việt

“Việt Nam Thời báo”- Kiểu làm báo “xôi thịt”

Xin thưa ngay để bạn đọc khỏi ngỡ ngàng, cái gọi là “Việt Nam Thời báo” nói ở trên chính là “cơ quan ngôn luận” của một thứ  “hổ lốn chúa” là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam với một Ban Biên tập gồm Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Minh Quốc.
Như những bài viết trước đã đề cập, Việt Nam chúng ta không thiếu báo chí, không thiếu tự do ngôn luận, càng không thiếu hội đoàn cho những người làm báo chân chính. Trong khi Hội Nhà báo Việt Nam đã có lịch sử hàng chục năm huy hoàng, là nơi tập hợp và tổ chức cho những người làm báo Việt Nam hoạt động nghiệp vụ rất hiệu quả, thì một nhóm cá nhân mà cầm đầu là Phạm Chí Dũng đã “hóng hớt” với các thế lực phản động, thù địch bên ngoài tự vỗ ngực thành lập nên cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”. Cái Hội này lập ra một trang web “Việt Nam Thời báo” và xưng danh “Diễn đàn của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”.
Vâng, thì cứ cho là có Hội, có Báo đi thì hãy thử xem những cái Hội, Báo nghe choang choang như gõ chuông thế đã làm báo kiểu gì? Xin dẫn chứng ngay sự kiện Cơ quan Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam Hà Văn Thắm,- nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) làm ví dụ. Đây là một vụ án, trong đó, đối tượng Hà Văn Thắm đã có sai phạm nghiêm trọng, vi phạm pháp luật hình sự trong cho vay tín dụng, được phát hiện bởi công tác thanh kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước. Vụ việc hiện đang được tiếp tục điều tra làm rõ, và hành vi vi phạm của Hà Văn Thắm đến đâu sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý đến đó.
Ấy thế nhưng, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã “làm báo” bằng cách cóp – py nguyên bài viết của báo Thanh Niên, rồi cho rút tít “Ai chỉ đạo bắt người bị nghi liên quan đến Chủ tịch quốc hội?”. Trước khi dẫn người đọc vào bài viết của báo Thanh Niên, Việt Nam Thời báo ngang nhiên “đặt chuyện” thế này: “ Ngay sau khi Quốc hội kỳ họp thứ 8 khai mạc với đánh giá của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về “kinh tế vẫn còn khó khăn” và hàng loạt vấn đề khác như nợ công, nợ xấu, chi tiêu lãng phí, đặc biệt là “tín nhiệm thấp phải từ chức”, được hiểu như một cách phản bác gián tiếp đối với báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trên mạng đã xuất hiện những thông tin nặc danh công kích về “chuyện riêng tư” của ông Nguyễn Sinh Hùng. Cũng đã hiện ra những dư luận về “một cuộc chiến giữa hai lãnh đạo cao cấp”…Tiêu điểm vừa nổ ra là vụ việc ông Hà Văn Thắm, chủ tịch vừa bị miễn nhiệm tại Ngân hàng Đại Dương. Tin tức mới nhất ngày hôm nay cho thấy ông Thắm vừa bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam.  Cuối tháng 7/2014, 3 quan chức cấp cao của Ngân hàng Xây dựng cũng đã bị bắt, nhưng có lẽ theo một chiều kích khác. Chính trường Việt Nam đang trở nên quyến rũ, xét về nhiều khía cạnh. Thời gian không còn nhiều cho bất kỳ chính khách nào. Những thông tin đăng lại dưới đây sẽ giúp bạn đọc tham khảo.” Ô hay! Hội Nhà báo độc lập Việt Nam làm báo kiểu gì thế này? Nếu đã xưng “độc lập”, sao họ không biết nhục mà dám cóp bài từ báo chính thống của Việt Nam? Nếu thực sự “độc lập” thì đâu là nguồn tin, chứng cứ cho việc “nhận định” rất vô lối rằng có “một cuộc chiến giữa hai lãnh đạo cao cấp”? Và nói “Thời gian không còn nhiều cho bất kỳ chính khách nào” thì Việt Nam Thời báo và Hội Nhà báo độc lập Việt Nam muốn nói điều gì?
Không chỉ có kiểu làm báo cóp py như thế, chính Phạm Chí Dũng – người tự xưng là Chủ tịch Hội – cũng sẵn sàng “nhập nhèm đánh lận con đen” khi tự nhận xằng rằng Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là một tổ chức dân sự để có thể “tiện” gán ghép với chuyện nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển đánh giá cần thừa nhận xã hội dân sự”. Ông Chí Dũng cố tình quên rằng, xã hội dân sự không giống tổ chức dân sự, càng không phù hợp với cái tổ chức “hổ lốn” là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và ông và nhiều kẻ khác vẫn cố tình tự nhận vào mình.
“Cha đẻ” là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam vốn chào đời chẳng minh bạch, hành xử chẳng đàng hoàng nên tất lẽ dĩ nhiên, “đứa con” của nó cũng chỉ là giống tạp chủng. Cha giang hồ sao sinh được con văn nhân tài tử, thế nên, cái sự “xôi thịt” trong làm báo thể hiện trên “Việt Nam Thời báo” cũng là điều không khó tưởng tượng!

VỀ BLOG QUÊ CHOA CỦA BỌ!

Nói đến Nguyễn Quang Lập, ắt hẳn rất nhiều người nghĩ ngay đến danh xưng Bọ và trang blog Quê Choa – Cái trang mà đi đâu Lập cũng quảng cáo, khoe khoang rằng có khối lượng “thông tin lớn”, “chất lượng cao”, có nhiều người truy cập. Nhưng có thật là blog Quê Choa có “thông tin lớn”, “chất lượng cao” như lời Lập khoe khoang không? hay chỉ là một trang blog cá nhân bừa bộn, tạp nham về thông tin, và đặc biệt là một blog chuyên đề “copy – paste”? tôi sẽ chứng minh cho cộng đồng mạng rõ.

Blog Quê Choa đăng tải bài viết khá đều đặn với lượng bài trung bình mỗi ngày phải trên dưới 30 bài. Nhưng để tìm một bài viết của mr Bọ này thì cũng đủ khiến những người nào thiếu kiên nhẫn bực mình mà bótay.com bởi cả tháng mới thấy một bài được ghi là do mr Bọ viết, nhưng cũng nhiều tháng chẳng có lấy một bài nào, có chăng chỉ là đôi ba lời dẫn, bình luận vu vơ kiểu gợi ý tò mò cho người đọc truy cập. Còn lại, tất cả các bài viết đều được mr Bọ cóp nhặt linh tinh đủ thứ trên đời từ các trang báo điện tử trong nước, các trang mạng của đài báo phương Tây BBC, VOA, RFA, RFI đến các blog cá nhân của những anh hùng bàn phím như: thủ tướng tâm thần Châu Xuân Nguyễn, nhà dân chủ Lê Thăng Long, Lê Anh Hùng… Chỉ cần nghe đến cái tên của những “anh hùng” này, cộng đồng mạng đã phát ngán mà không cần quan tâm đến những gì họ viết, họ nói; ấy thế mà mr Bọ cũng chẳng biết được điều này, vẫn đăng lại đều đặn trên Quê Choa các bài viết cho đủ số lượng với đề dẫn: Theo BBC, Theo VOA, Theo blog chauxuannguyen, Theo…. bất cứ cái gì!

Đặc biệt, để có thể đi đâu cũng khoe khoang trang Quê Choa có nhiều người truy cập, dù khả năng có hạn nhưng thủ đoạn thì khôn lường, để vừa có tiền, vừa có lượng truy cập lớn, mr Bọ tự hạ mình bằng cách đặt baner quảng cáo cho một trang web sex trên trang chủ với dòng chữ “xem phim hay nhất về …. xem luôn” kèm theo hình ảnh nhấp nháy của một em chân dài mặc bikini khoe hàng.

Mọi người có thể truy cập ngay vào web bolapquechoa.com để kiểm tra điều tôi nói là đúng hay không nhé!

Nói thế để biết rằng, một người với hàng loạt danh xưng là nhà văn, nhà biên kịch, hội viên hội nhà văn, hội nhà báo, hội điện ảnh Việt Nam mà kiếm tiền và kiếm sự nổi tiếng bằng một cách bẩn thỉu, nhơ nhuốc chẳng khác gì một cô gái làm tiền như Nguyễn Quang Lập thì liệu có đủ tư cách, trình độ để viết bài đăng tải, bình luận về các vấn đề thời sự, chính trị, kinh tế của đất nước kêu gọi dân chủ, tự do gì gì đó hay không? và liệu cộng đồng mạng chúng ta có nên tiếp tục truy cập blog của Bọ đọc những thứ linh tinh, lăng nhăng vô bổ, mất thời gian mà lại là cho Bọ thêm ảo tưởng về khả năng của mình?

Bản thân người viết cũng là người miền Trung, danh xưng Bọ là một điều đáng tự hào! khi nghe Lập xưng Bọ với mọi người đã thấy hợm hĩnh, ngạo mạn! nay thấy những điều mà Lập viết và đăng tải trên Quê Choa thì thật sự là điều không thể chấp nhận được! có lẽ Lập nên đổi tên thành Bọ Gậy để phản ánh đúng với bản chất xấu xa, đê tiện, làm ô nhiễm văn hóa của một vùng miền trong nước!

Liệu có nên tổ chức một đợt kêu gọi tẩy chay Quê Choa trên mạng hay không? tôi ủng hộ điều đó!!!!!!!!!

Người miền Trung

NGUYỄN QUANG LẬP VÀ CHUYỆN CHIẾC BÌNH QUÍ

Người xưa có câu “nghèo tình nghèo nghĩa thì lo, nghèo tiền nghèo bạc chẳng cho là nghèo”. Vì vậy anh bạn “nhà nghèo” ₫ược nói trong bài “Ném chuột vỡ bình quí” đăng trên trang “Quê Choa” của ông Nguyễn Quang Lập tôi thấy có sự tôn trọng chứ không ₫áng trách như lời nhận xét của những kẻ thấy tiền là hoa hết mắt lên, không còn biết phân biệt và gìn giữ ₫ược cái gía trị của vật thể cũng như của bản thân. Dù nghèo nhưng anh bạn kia vẫn biết gìn giữ, trân trọng những thứ mà mình đang có, anh ta hiểu hơn ai hết ₫ó là sản phẩm qúy báu của thế hệ cha ông để lại, mang tính kế thừa không thể tùy tiện ₫em bán lấy mười ngàn ₫ô-la mà phục vụ cho cái nhu cầu hưởng thụ, mục ₫ích cá nhân như ông Nguyễn Quang Lập ₫ã suy nghĩ. Nếu không biết gìn giữ những thứ ₫ược cho là ₫ã có từ ngàn xưa ₫ể nhìn vào đó mà học tập, rút kinh nghiệm, rồi phát triển nó lên thì ₫ó là một con người có cùng suy nghĩ như ông…Nếu như ông mà là anh bạn kia thì chắc hẳn ông đã đem bán cái bát từ ₫ời nhà Lý, Trần (hoặc dùng nó để ném đuổi con chuột nhắt) mà bao thế hệ cha ông đã đổ mồ hôi để bảo vệ và gìn giữ nó. Như vậy thì đời con cháu ông có còn được vinh dự và hạnh phúc như đời củ ông vì đã được nhìn thấy, sở hữu cái bát qúy gía mà người ta phải bỏ hàng chục ngàn đô-la ra để được sở hữu nó. Qủa thật như vậy, Nguyễn Quang Lập tỏ ra là người đang sở hữu thứ qúy gía mà không hiểu biết gía trị và cái qúy gía của nó.

Với cái nhìn nhận vấn ₫ề về lời phát biểu của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội, như mấy ông nêu ra thì thật không biết là mấy ông có cái tầm nhìn thiển cận đến mức độ nào. Các ông không hiểu những lời nói sâu xa trong bài phát biểu TBT cũng là điều dễ thông cảm. Vì tôi thấy mấy ông chỉ biết đứng một chỗ mà nhìn nhận vấn đề từ một phía, nhìn một khối hình vuông mà bảo nó chỉ có một mặt. Ông đâu có biết qúy trọng, gìn giữ những gì qúy gía đâu nên đâu có hiểu được ẩn ý sâu xa về “bình qúi”, “bình qúi” đâu phải ám chỉ cá nhân nào, ở đây là sự ổn định chính trị, ổn định về trật tự an toàn xã hội. Với suy nghĩ của ông Lập và một vài kẻ cơ hội khác về những lời phát biểu của ông TBT thì ông sẵn sàng đập vỡ cái bình qúy hàng chục ngàn đô-la để đánh một con chuột, vì ông có biết qúy trọng, gìn giữ những thứ qúy gía đâu, thậm chí có khi ông còn chẳng biết cái gì là có gía trị và qúy gía nên chẳng cần gìn giữ nó. Tôi đồ rằng, là một nhà văn, chắc ông Lập cũng có một chút tri thức, ông ta hoàn toàn có thể hiểu ý của ông TBT nhưng ông ta cố tình không hiểu vì ông ta chính là kẻ phá thối, muốn gây bất ổn chính trị, gây rối an ninh trật tự trên danh nghĩa “dân chủ”, “yêu nước”… như những “nhà dân chủ” ở Syry, Liby, Ucraina, tưởng vẻ vang lắm nhưng cũng chỉ là con rối để kẻ khác giật dây mà thôi.

Đánh một con chuột mà ông phải đánh đổi cả cái bình qúi thì qúa lãng phí và không phải là qúa khờ sao. Vì vậy nếu đặt ông vào địa vị của ông TBT thì  chắc chắn một điều là ông sẽ bán, phá hết tất cả. Miễn sao thỏa mãn ₫ược cái nhu cầu cá nhân và cái ông muốn còn hậu qủa dù thế nào đi nữa ông không cần quan tâm như thế thì người dân như chúng tôi biết trông cậy vào đâu, phải gánh chịu hậu qủa to lớn thế nào thưa ông?

Chim Quốc Quốc

NGUYỄN QUANG LẬP MỘT KẺ PHÁ BĨNH TRÊN TRUYỀN THÔNG LỀ TRÁI

Thời gian qua, trên mạng truyền thông lề trái xuất hiện nhiều lời tung hô, ca tụng về chủ nhân của blog thuộc vào loại “có tiếng” hiện nay – Nhà văn, nhà biên kịch, nhà báo Nguyễn Quang Lập đã khiến tôi tò mò và quyết định quyết định tìm hiểu về con người này.

Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập) từng học Đại học Bách khoa, là kỹ sư vô tuyến điện. Nghiệp văn đeo đuổi hai anh em Nguyễn Quang Lập (SN 1956), Nguyễn Quang Vinh (SN 1959), trong khi ông anh cả, GSTS Nguyễn Quang Mỹ  (SN 1937, Chủ tịch Hội Hang động học Việt Nam theo đuổi nghiên cứu khoa học địa mạo. Nếu đứng trên khía cạnh tài năng của một nhà văn thì Nguyễn Quang Lập thuộc vào số những nhà văn có thể viết khỏe so với những nhà văn khác cùng thế hệ. Bản thân ông cũng từng trải qua những năm đau thương của dân tộc nơi trận mạc. Đã có lúc sự cống hiến của ông đã được độc giả yêu văn ông đánh giá cao nhưng đây cũng là những gì tốt đẹp nhất mà tôi được biết về ông.

Những năm gần đây khi sự nổi tiếng qua những tác phẩm văn chương đã không còn sức hút, Nguyễn Quang Lập chuyển hướng để ra sức tạo dựng hình ảnh mới qua việc viết blog với lối viết chẳng giống ai. Thay vì viết văn là những lời bình luận khiếm nhã, vụn vặt một cách vô thức, “Bọ Lập” đã trở thành là một kẻ phá bĩnh truyền thông, lính đánh thuê chuyên đưa tin lề trái với lượng tin được đăng tải lên đến hang chục bài viết mỗi ngày trên blog “Quê Choa”. Số lượng bài kể chuyện tốt thì ít, viết tầm phào, phá phách, suy diễn vô căn cứ thì nhiều đã biến blog này trở thành một trang lá cải để câu view và tạo sân chơi cho những nhà “rân chủ” ở trong, ngoài nước cùng tham gia phá phách.

Khi đọc bài viết “100 triệu view và vài lời kính cáo” của Nguyễn Quang Lập tôi mới thấy hết được những mâu thuẫn, trái ngược đan xen với sự ảo tưởng trong chính con người ông. Thật nực cười cho những lời tâm sự từ trong đáy lòng của ông rằng Bọ Lập không còn trẻ nữa để chơi trò câu view, bọ cũng thừa nổi tiếng (trong nước) để không cần phải nổi tiếng hơn nữa, chỉ vì bọ nghe theo cụ Phan Châu Trinh “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Đó là lời kêu gọi luôn đúng cho mọi thời, thời này càng đúng đắn và khẩn thiết”. Thực tế, chỉ có cách đưa tin lề trái ông mới có thể thu hút, câu view nhằm nhận được sự quan tâm, đồng cảm của những nhà “dân chủ”. Không chỉ nói xuông, Bọ Lập còn cố tình đánh bóng hình ảnh là một người yêu nước “chính nghĩa” để nhận được sự thương hại khi tích cực tham gia các cuộc tụ tập, biểu tình dù ông ta rất khó khăn trong việc đi lại.

Ông ta nói rằng, Bọ Lập từ trước đến nay không theo ai không chống ai, và sẽ không theo ai không chống ai, vì đó không phải việc của nhà văn. Trước sau bọ Lập xin làm một người lái đò nhỏ chở con thuyền SỰ THẬT  đến với dân, chỉ vậy thôi, không có gì khác”. Nghe xong ai cũng có thể tưởng đây là một người có tâm huyết với đất nước, một chiến sỹ “bút chiến” vì nước, vì dân. Nhưng sự thật đã phủ nhận lời nói trên khi Bọ Lập được cái gọi là “Hội nhà văn độc lập Việt Nam” ra sức ca tụng, tung hô với vai trò là người khởi xướng ra cái hội này và đóng góp nhiều công sức khi thiết kế ban đầu và làm admin cho trang mạng “Văn Việt”. Mặc dù đã tuyên bố trên mạng là rời bỏ hội nhưng thực chất ông đang ngấm ngầm làm tay sai cho những nhóm người này, giúp giới này tạo nên một luồng truyền thông với toan tính cho những âm mưu vụ lợi cá nhân. Bọ Lập có thể không nhận ra rằng ông đang dần trở thành nạn nhân của chính những phá cách táo bạo và liều lĩnh của mình, nhưng rất hèn vì chỉ dám nói lại hoặc quá kém không thể tự mình nói được.

Qua bài viết này tôi không hy vọng có thể lay động được ý chí, cũng như lối suy nghĩ hành động ngang ngược của một kẻ phá bĩnh trên truyền thông lề trái như Bọ Lập hay kéo ông về với thực tại. Với những gì được chứng kiến thời gian qua tôi cho rằng cuộc đời ông không nhất quán trong suy nghĩ, ông có thể thờ bất kể những ai ở những giai đoạn khác nhau. Quá khứ đẹp bao nhiêu, vinh quang bao nhiêu thì hiện thực lại đen tối, ê chề ấy nhiêu. Ông đã lạc lối trong chính con đường mình, những lối mòn quen thuộc đã được thay bằng những con đường mới chẳng giống ai và ông ông cần hiểu mình đang ở đâu mình đã đi bao xa. Hơn ai hết, Nguyễn Quang Lập hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng.

Người dân

GỬI BLOG “BÔ XÍT VIỆT NAM”

Tác giả bài viết này thường xuyên tìm đọc trên mạng internet nhưng rất ít khi viết bài vì tự biết trình độ, nhận thức của mình còn hạn chế. Nhưng khi đọc bài “Xin hỏi Bộ Tổng?” của Thiện Tùng được đăng trên blog “Bô xít Việt Nam” (boxitvn.blogspot.com) thì cảm thấy không chịu được, thất vọng với Thiện Tùng thì ít (vì thực ra cũng chẳng biết tay này là ai) nhưng thất vọng với boxitvn.blogspot.com thì nhiều, vì lâu nay vẫn nghĩ GS Huệ Chi, rồi nhà giáo Phạm Toàn tưởng là những người có trình độ nên trang này cũng có chút uy tín (mặc dù nghe đồn 2 ông này không còn quản trị nữa, chắc là sợ bị bắt) vậy mà lại cho đăng một bài viết hồ đồ, non nớt và rất phi thực tế như vậy. Người viết không bênh vực Đảng CS hay Nhà nước VN, mà cũng chẳng có mâu thuẫn cá nhân gì với Thiện Tùng (vì vậy nên Thiện Tùng nói ông Tổng Bí Thư im hơi lặng tiếng thì người viết không có ý kiến gì, thậm chí thấy điều đó cũng đúng), nhưng vẫn phải có đôi lời thế này:

Thứ nhất, Thiện Tùng cho rằng Đảng CSVN tự cho mình quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Xin thưa, Đảng CSVN không phải chỉ tự cho mình quyền này mà họ thực sự có quyền làm việc đó vì Đảng CSVN là đảng phái duy nhất lãnh đạo quần chúng thắng Pháp và Mỹ, do vậy họ cầm quyền là đương nhiên. Nếu không phải là Đảng CSVN mà là “đảng Thiện Tùng” hay “đảng Boxit”, thậm chí là “đảng Con Lừa” hay “đảng Con Voi” làm được việc đó thì hiện nay chắc chắn cũng đang nắm quyền ở Việt Nam rồi. Thử hỏi có ai bỏ sức, thậm chí là đổ máu của mình để giành được cái gì đó rồi lại đem cho người khác không? (nếu có thì chắc bị thần kinh).

Thứ hai, Thiện Tùng hỏi tại sao chính quyền lại cấm biểu tình phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan HD981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam?. Thực ra, tôi thấy ban đầu chính quyền đâu có cấm biểu tình, nhưng rồi những gì xảy ra ở Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh thì việc cấm lại là đương nhiên, tôi không đổ lỗi cho người tham gia biểu tình, nhưng cũng đừng đổ lỗi này cho chính quyền. Luật sư Hà Huy Sơn cho rằng đối nội lúc nào cũng quan trọng hơn đối ngoại. Vậy nên để đối phó với bên ngoài (như Việt Nam đối phó với TQ chẳng hạn) thì cho dù là chế độ nào, chính quyền nào thì họ cũng không thể để tình trạng gây rối, bạo loạn trong nước được. Và thực tế thì cho đến nay người dân cũng chấp hành yêu cầu này của chính quyền, Thiện Tùng hay Boxit Việt Nam thử kêu gọi biểu tình xem có mấy người hưởng ứng? Biểu tình rồi gây rối, bạo loạn chính là điều mà TQ và một số cá nhân khác đang mong muốn đấy, vậy nên đừng lấy danh “yêu nước” mà nói xằng nói bậy.

Thứ ba, Thiện Tùng thắc mắc tại sao Việt Nam không chấp nhận “liên minh phòng vệ”?. Ô hô, ai tai, liên minh với ai đây, với Mỹ, Nga hay người ngoài hành tinh hả ông??? Ông nên biết rằng, hiện nay các nước mạnh họ đang sống trên đầu các nước yếu đấy. Bất kỳ quốc gia nào thì chính sách đối ngoại của họ cũng phải xuất phát từ lợi ích dân tộc của chính họ, không có chuyện họ cứu ai, bảo vệ ai miễn phí cả. Ông sẽ đem gì ra đánh đổi để Mỹ hay Nga sẽ cứu ông khỏi TQ? hãy nhìn Nhật Bản và Philippines đấy, họ cũng là đồng minh chiến lược, có hiệp ước phòng thủ an ninh với Mỹ đấy thôi, vậy mà TQ vẫn đòi Senkaku và chiếm trọn bãi Scarborough, Mỹ có đem quân đến chiếm lại biển cho Philippines không hả ông? Đừng trông chờ vào người khác, thay vì đả kích, bới lông tìm vết, hãy nghĩ cách để Việt Nam mạnh về kinh tế, quân sự và thực sự đoàn kết thì mười thằng TQ cũng chẳng dám làm gì.

Thứ tư, Thiện Tùng nói sao chính quyền chưa trả tự do cho “những người yêu nước” đang bị giam giữ. Cái này nghe thật lạ, nếu yêu nước thì sao lại bị giam giữ?. Chỉ có người vi phạm pháp luật mới có thể bị bắt và bị Tòa án tuyên phạt thôi chứ. Thiện Tùng có nhắc đến Bùi Hằng là người “yêu nước” thì đúng là quàng xiên hết mức. Tôi lạ gì bà này, tên đầy đủ là Bùi Thị Minh Hằng, ở Sơn Tây (Hà Nội) kiện cả bố mẹ ruột để đòi tài sản, thua kiện nên bất mãn bỏ vào Vũng Tàu kinh doanh nhà hàng, quan hệ với dân xã hội đen, nghiện ma túy nặng, khi gây rối trật tự bị công an can thiệp thì bà ta tự lột truồng ra rồi nhảy xổ vào để vu vạ, rồi sau này tham gia khiếu kiện, biểu tình… Có phải Bùi Hằng quê ở Sơn Tây này không hả ông Thiện Tùng? Nói như ông thì chính quyền đang giam giữ “những người yêu nước”, còn gần 90 triệu người không bị chính quyền bắt giam là những người không yêu nước? Cụm từ “yêu nước” đẹp đẽ, ý nghĩa biết nhường nào vậy mà bị nhiều người làm hoen ố, vấy bẩn.

Đánh giá hay bình luận một sự việc phải có căn thực tế, có thể đứng trên lập trường cá nhân, nhưng đừng suy diễn chủ quan, quy chụp nhằm thực hiện một mục đích nào khác.Các trang mạng hãy vì uy tín của mình nên cần phảiđăng tải bài viết để độc giả cũng như cộng đồng mạng có thêm một kênh thông tin chất lượng, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay, khi giàn khoan HD981 vẫn đang chễm chệ trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của VN.

ST

ĐÔI ĐIỀU VỀ YÊU NƯỚC TRÊN MẠNG

        Ngày 25/5/2014, một tờ báo mạng có uy tín đăng tải bài viết “Yêu nước qua mạng: Tại sao lại phê phán?”. Bài báo cho rằnglòng yêu nước thời nào cũng có, nhưng được biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với đòi hỏi của xã hội từng thời kỳ nhất định. Ở thời đại thông tin bùng nổ, “yêu nước qua mạng” cũng là một cách thể hiện khác biệt, mới mẻ của thế hệ trẻ. Nhưng giới trẻ nói chung dường như thiệt thòi khi đang phải chịu những định kiến từ xã hội và thế hệ trước, dẫn đến những những báo động thiếu căn cứ và bi quan quá mức…

Hình được nhiều “cư dân mạng” làm ảnh bìa Facebook

       “Yêu nước qua mạng” đúng là không thể định lượng bằng những kết quả hiện hữu, giá trị mà nó mang lại là sự cổ vũ tinh thần, đó là sự kiện đám tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, là sự đoàn kết và biểu đạt sự phẫn nộ trước thái độ ngang ngược của TQ hay đơn giản là lên án hành vi “hôi của”… Vậy tại sao lại xuất hiện những thành kiến gắn cho cách biểu hiện lòng yêu nước qua mạng những cái mác như “ếch ngồi đáy giếng”, “anh hùng bàn phím”, “lý thuyết suông” hoặc bị mỉa mai rằng bày tỏ yêu nước khi đang “ngồi điều hòa, ăn gà rán và uống Coca”, hay “được mấy người ra trận khi Tổ quốc cần” .v.v. Người viết cũng đồng tình với tác giả của “Yêu nước qua mạng: Tại sao lại phê phán?”, rằng nếu cư dân mạng (cả trẻ lẫn già nhé) bày tỏ ý kiến của mình phù hợp với thuần phong mỹ tục, có đạo đức, theo đúng quy định của pháp luật, đóng góp ý kiến theo hướng xây dựng, có lợi cho quốc gia, dân tộc… thì cũng là một cách thể hiện lòng yêu nước, không có lý do gì phê phán họ được và người viết cũng chưa thấy ai phê phán họ cả.

          Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, không ít kẻ đã làm vẩn đục môi trường không gian mạng. Hãy tra những cụm từ như “chém gió trên mạng”, “vô cảm”, “anh hùng bàn phím”… sẽ thấy tại sao những cư dân mạng chân chính lại bị oan uổng đến như vậy. Từ những hành vi “chém gió trên mạng” dẫn đến bệnh vô cảm như những hình ảnh tươi cười hớn hở (dân mạng gọi là “tự sướng”) trước một vụ tai nạn hay trước một đám cháy; bệnh hoạn hơn nữa, có kẻ còn lên mạng tuyên bố tôn thờ và muốn được như Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa. Rồi đến những hành vi lợi dụng mạng internet để nói xấu, xâm phạm đời tư của người khác; số này có thể “chém”, “chém” và “chém” bất kỳ những gì nghĩ ra được, miễn là thỏa mãn ý thích cá nhân, họ không cần nghĩ đến ai và hậu quả ra sao. Rồi đến lợi dụng mạng internet để lừa đảo, trục lợi; một số thì từ “anh hùng bàn phím”, chỉ cần đôi ba câu tranh luận lập tức hẹn nhau với dao, búa để phân tài cao thấp. Lại không ít trường hợp cũng chỉ vì qúa sa đà vào các trang mạng xã hội dẫn đến “nghiện nét”, bỏ bê công việc, bỏ bê học tập…

          Tệ hơn nữa, không ít kẻ dùng mạng để đánh bóng tên tuổi, để tỏ thái độ bất mãn cá nhân, nhưng bao giờ cũng gắn kèm theo các mỹ từ như “yêu nước”, “dân chủ, nhân quyền” hay “bảo vệ đất nước”… Thời gian vừa qua, trong khi cả nước, từ Thủ tướng Chính phủ đến lực lượng chấp pháp Việt Nam trên biển Đông và đại đa số quần chúng nhân dân đang đồng lòng đấu tranh, lên án hành vi vi phạm chủ quyền của TQ thì những kẻ như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Lân Thắng, Lê Dũng hay Từ Anh Tú nào đó lại quay sang công kích Chính phủ, xuyên tạc sự thật nhằm chia rẽ khối đoàn kết toàn dân. Nguyễn Quang A, kẻ có học vị Tiến sỹ, đã từng được Nhà nước cho đi học ở nước ngoài cũng không thoát khỏi cái danh vọng hão huyền, muốn được thành “người của công chúng” qua mạng Internet. Được đi học ở nước ngoài, có bằng Tiến sỹ, nhưng chẳng có công trình khoa học hay phát minh, sáng kiến nào cho đời, do vậy chẳng ai biết Quang A mồm dọc mũi ngang ra làm sao. Chẳng lẽ mọi người biết Lam Trường, Đan Trường, thậm chí biết cả “Bà Tưng” mà không biết Quang A. Vậy là ông ta cũng đua đòi qua mạng Internet trả lời phỏng vấn, viết bài búa xua, cũng chẳng thấy đóng góp gì, chỉ thấy đả kích, phủ nhận tất cả, làm như cả thế gian có mỗi mình là đúng, là sáng suốt. Là “Tiến sỹ”, có tuổi rồi chứ có là trẻ trâu đâu mà ông ta cố tình lờ đi những phát biểu của Thủ tướng Chính phủ trước báo giới quốc tế tại Philippines, lờ đi con số tàu thuyền chấp pháp của ta bị đâm, lờ đi bao nhiêu nhân viên công vụ, ngư dân bị thương vì ngăn cản hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của TQ… để nói năng vung vít trên mạng rằng “chế độ độc tài” và “cảnh sát tư tưởng” đang khống chế nhân dân, để mặc cho TQ làm càn; rồi trong lúc truyền thông đang sôi sục phản đối tay nhà báo Kosyrev nói Việt Nam là một phần của TQ và tàu Việt Nam gây sự với tàu TQ ở giàn khoan trái phép HD981 thì Quang A lại cho rằng “hãy hiểu hắn” và kêu gọi “phản bác nhưng không cần quá nhiều xúc cảm”. Thật hết chỗ nói, trong khi mọi người thể hiện lòng nhiệt huyết bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ lẽ phải, phản bác Kosyrev thì Quang A lại cho rằng không cần thiết phải như thế.

         Thực ra, Nguyễn Quang A, Phạm Chí Dũng hay Nguyễn Lân Thắng cũng chỉ xứng đáng gia nhập cái gọi là Hội “Chém gió trên mạng, còn ngoài đời thì im re” mà thôi. (PS: Hội này có thật đấy nhé, đến nay đã hơn 100 thành viên rồi, ngoài đời im re không phải là không nói gì, thậm chí “chém gió” nhiều là khác, “im re” ở đây có nghĩa là chỉ nói chứ chẳng làm gì hết). Thưa tác giả bài viết “Yêu nước qua mạng: Tại sao lại phê phán?”, yêu nước thế nào chứ “yêu nước” kiểu này thì đâu phải chỉ có (một bộ phận) giới trẻ mới đáng bị phê phán, không thể cứ tự vỗ ngực xưng “yêu nước” là những kẻ như Nguyễn Quang A, Phạm Chí Dũng hay Nguyễn Lân Thắng có thể trở thành người yêu nước trên mạng được.

Sưu Tầm