ĐẾN MỘT LÚC…

Thiện Trí
Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời rằng không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại chính nhờ sự biến đổi ấy mà chúng ta có những điều mới mẻ tinh khôi.
Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.
Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu mạn đứng chen chân trong một ngôi nhà bản ngã.

Đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để được ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời.

Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi tấm lòng rộng mở và trái tim thắp sáng lên niềm tin yêu cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười nhạo vào những trò hề do chính mình tạo ra và chúng ta trở nên lặng lẽ để thấy rõ sự cần thiết của tĩnh tại tâm hồn.

Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của cuộc sống hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn phải là sự cho đi.

Đến một lúc, cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì chúng ta vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng bỏ bớt cho dòng nước cuốn trôi.

Đến một lúc, chúng ta hiểu được sự thật của niềm vui không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng mà chính là từng bước chân thảnh thơi và được ngắm hoa cỏ dại trên đường.
Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không phải ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng phút giây hiện tại.

Khi đã trải qua bao nhiêu buồn vui thương ghét, bao hi vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự đời đến và đi, có rồi không dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.

Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm dẫu chỉ là của người khách qua đường cũng đủ làm cho ta ấm lòng và tươi vui hơn trong cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ cùng với nỗ lực vào tương lai hun hút, và đến lúc già đi thì luôn hồi ức tiếc thương một dĩ vãng đã xa rồi.

Trong một đời người ngắn ngủi chúng ta đã đánh lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại đơn giản.

Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ có tình thương, chứ không phải có bất cứ thứ gì khác giúp con người thiết lập được trật tự mới và hòa bình cho nhân loại..

Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc…

Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình không nên mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho.

Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển nhưng trong lòng đại dương sâu thẳm vẫn còn đó sự lặng lẽ bình yên.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy những việc làm thường nhật phải là niềm vui cho sự sống hàng ngày chứ không phải là sự bắt buộc hay là một quán tính khô khan, máy móc của đời mình.
Hiểu ra rằng bản ngã ích kỷ thường khiến mình nhìn thấy lỗi lầm, sự xấu xa của người khác hơn là chính bản thân mình.

Chúng ta thường che đậy và bảo vệ mình khỏi tổn thương nhưng vô tình điều ấy là tự ôm chất độc và giết chết bản thân mình.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung là món quà tặng vô giá và cần thiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ cạn.

Khi chúng ta thấy mình tham vọng quá lớn trong khi đời người thật ngắn ngủi, đó là lúc mình hiểu ra hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm bắt bên ngoài mà đó là yếu tố tâm linh bất diệt bên trong.

Đến một lúc, chúng ta hiểu con đường tâm linh thì tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi theo dẫu đó là người thân yêu nhất.

Chúng ta cảm nhận những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé của tâm hồn quý giá hơn cả những tài sản được cất chứa chung quanh là lúc chúng ta định lượng được giá trị chân thật của một kiếp người.

Chúng ta hiểu rằng cần phải thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình.

Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì dòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta đến bến bờ rạng rỡ của ngày mai..
Theo Blog Hữu Nguyên

Chống tiêu cực trong cơ quan báo chí.

Hầu hết nhà báo chống tiêu cực là phanh phui tiêu cực ngoài xã hội, thuộc các cơ quan nhà nước cũng như một số tổ chức khác.  Còn quá hiếm nhà báo chống tiêu cực ngay trong nội bộ cơ quan báo chí. Phải chăng trong cơ quan báo chí không có tiêu cực? 

Bá Tân

Chống tiêu cực đang là công việc của toàn xã hội, của mọi công dân.

Sự tồn vong của chế độ đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi tiêu cực diễn ra tràn lan trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn.

Tiêu cực nói chung và tham nhũng nói riêng không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng.

Không thể nhắm mắt làm ngơ, nhiều công dân đã dũng cảm đứng ra chống tiêu cực. Phần lớn vụ việc tiêu cực bị đưa ra ánh sáng do quần chúng phát giác, tố cáo.

Báo chí là một trong những công cụ đắc lực tham gia chống tiêu cực. Nhiều nhà báo và không ít tòa soạn đã phanh phui nhiều vụ tiêu cực, kể cả những vụ án nghiêm trọng.

Báo chí thời nay, nếu không tham gia chống tiêu cực, khác nào tự cô lập và chỉ có thể tồn tại ở bên kia thế giới.

Nhiều nhà báo đã chấp nhận dấn thân chống tiêu cực, cho dù biết trước sẽ phải gánh chịu thương tổn.

Hầu hết nhà báo chống tiêu cực là phanh phui tiêu cực ngoài xã hội, thuộc các cơ quan nhà nước cũng như một số tổ chức khác.  Còn quá hiếm nhà báo chống tiêu cực ngay trong nội bộ cơ quan báo chí.

Phải chăng trong cơ quan báo chí không có tiêu cực? Thực ra với nhà báo, chống tiêu cực là công việc khó khăn và nguy hiểm, chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí càng khó khăn hơn.

Xét về tiêu chí nhà báo chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí, từ trước đến nay, không có tờ báo nào sánh được với báo Đại Đoàn Kết.

Tại báo Đại Đoàn Kết, liên tục nhiều năm, có 3 nhà báo đứng ra chống tiêu cực phát sinh trong nội bộ cơ quan, trước hết thuộc về người đứng đầu.

Báo Đại Đoàn Kết cũng là cơ quan báo chí đầu tiên ở Việt Nam có 3 nhà báo khởi kiện tổng biên tập.

Dám đứng lên chống tiêu cực của người đứng đầu cơ quan như 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết quả là hiếm có, vô cùng hiếm từ trước đến nay.

Khi viết lịch sử báo chí đương đại của Việt Nam, không nên bỏ qua sự kiên này. Sự kiện lịch sử, theo đúng nghĩa của nó, phải là vấn đề thật sự nổi bật, kể cả tích cực cũng như tiêu cực.

Trong nhiều trường hợp, chống tiêu cực trong nội bộ gần như đồng nghĩa với cấp dưới chống cấp trên.Tại báo Đại Đoàn Kết hoàn toàn đúng như vậy. Không phải chống lại quyền hạn của người đứng đầu. Ba nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết đã kiên trì chống lại những việc làm sai trái của  ông Đinh Đức Lập, nguyên tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết.

Chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan, nhất là chống lại những việc làm sai trái của người đứng đầu, khó tránh khỏi tai họa. Biết trước như vậy, 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết không hề nao núng. Nguyên tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, Đinh Đức Lập,  dùng hết các chiêu trù dập nhưng 3 nhà báo vẫn theo đuổi đến cùng cuộc chiến chống tiêu cực. Quả thật hiếm có, thậm chí chưa có nhà báo nào quyết liệt chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí như 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn

Trước khi thôi giữ chức tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, ông Đinh Đức Lập  bị xử lí kỉ luật cả về Đảng và chính quyền. Sai phạm của ông Đinh Đức Lập được phanh phui từ đơn tổ cáo của 3 nhà báo, tuy nhiên mức độ xử lí chưa tương xứng với sai phạm của Đinh Đức Lập. Sự dung túng của cơ quan chủ quản trở thành một trong những nguồn mạch làm gia tăng sai phạm của Đinh Đức Lập.

Chắc rằng chưa có và sẽ không có người đứng đầu một tờ báo để lại những sai phạm nghiêm trọng từ lúc đầu cho đến những ngày cuối như Đinh Đức Lập. Ngay từ đầu, khi đưa Đinh Đức Lập về làm lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết đã vi phạm nghiêm trọng quyết đinh 75 của ban bí thư.

Hơn 1 tháng trước khi thôi giữ chức tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, ông Đinh Đức Lập cố ý khai gian nhận giải thưởng báo chí quốc gia, hội nhà báo Việt Nam phải ra quyết định thu hồi giải thưởng.

Chỉ nhắc lại 2 sự kiện “ để đời” của Đinh Đức Lập, càng chứng tỏ 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết kiên trì và quyết liệt chống tiêu cực đối với Đinh Đức Lập là hoàn toàn đúng.

Quá ít nhà báo dũng cảm chống cảm chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí như ở báo Đại Đoàn Kết. Tại sao như vậy.

Phải chăng hầu hết cơ quan báo chí đều trong sáng, không có tiêu cực. Nếu vậy thì tuyệt vời. Đó là hiện thực hay chỉ là mơ ước.

Phải chăng số đông nhà báo chỉ dũng cảm chống tiêu cực ngoài xã hội, nhưng lại trở nên nhút nhát khi đối diện với tiêu cực phát sinh trong nội bộ cơ quan. Điều này là giả định, hay là thực tế đang tồn tại trong cuộc sống.

Hùng hổ nơi khác nhưng đứng trước người nắm quyền lực của cơ quan lại trở thành con sứa, thấy sai không dám lên án, thấy đúng không dám bảo vệ. Với những ai như thế, kể cả người làm báo, sẽ không dám chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan.

Các cơ qun báo chí phải thật sự trong sạch để từ đó tham gia tạo ra lành mạnh của xã hội.  Nếu cơ quan báo chí phát sinh tiêu cực liên quan người đứng đầu, nội bộ cần phải có những người dũng cảm đấu tranh quyết liệt như ở báo Đại Đoàn Kết.

Nhặt rác nơi công cộng là việc nên làm, góp phần làm cho môi trường trong sạch.   Biết trong nhà có rác mà không chịu quét, để rác thêm chồng chất bốc mùi tanh hôi, việc đó là không thể chấp nhận.

Hóa ra hành vi nhặt rác nơi công cộng trong khi bỏ bê đầy rác thối trong nhà cũng chỉ là để biễu diễn mang tính hình thức mà thôi hay sao?

Tác giả gởi bài tới blog Hữu Nguyên

Thư “Gửi bác bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo” gây xôn xao trên mạng

Bỏ việc để đi vì dốt tiếng Anh

TT – Những ngày này, cư dân mạng đang lan truyền bài viết “Gửi bác bộ trưởng Bộ GD-ĐT” của Võ Thị Mỹ Linh về sự khác biệt trong sách giáo khoa tiếng Anh ở bậc tiểu học của VN và Nepal.
Bài viết xuất hiện trên mạng chiều 19-11, đến nay thu hút gần 12.000 người thích (like), hơn 5.000 lượt chia sẻ và hơn 1.300 bình luận (comment).
Trò chuyện với Tuổi Trẻ, Võ Thị Mỹ Linh (nick Facebook là Va Li) cho biết vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bộ GD-ĐT về bài viết này.
Mỹ Linh trong một lần leo núi tại Nepal – Ảnh nhân vật cung cấp
Võ Thị Mỹ Linh (25 tuổi) sống tại TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp khoa báo chí – truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), Linh làm phóng viên cho một tạp chí, sau đó làm nhân viên PR cho một ngân hàng trước khi nghỉ việc để đi du lịch.
Sắp tới Linh sẽ về VN và ra mắt tiểu thuyết Bên kia sườn đồi và hồi ký Sau cơn bão.
Giữa tháng 10, Linh được cộng đồng mạng biết đến, thán phục sau khi vượt qua cơn bão tuyết trong chuyến leo núi ở Nepal khiến hàng chục người thiệt mạng.
Không đổ lỗi
* Sau khi đăng lên Facebook của mình, bài viết được cộng đồng mạng chia sẻ, bình luận với tốc độ chóng mặt. Cảm giác của bạn như thế nào?
– Trong số các bạn vào bình luận, một số khen bài viết hay, một số chê bài viết dở, một số bênh vực nền giáo dục VN, còn lại phần lớn “chửi” nền giáo dục.
Tôi cũng chẳng quan tâm các bạn khen chê gì vì đó là ý kiến cá nhân của tôi nói với bác bộ trưởng. Nhưng tôi buồn khi thấy một số bạn đổ lỗi cho nền giáo dục VN đã làm hại bạn hoặc chính con em bạn.
Tôi biết nền giáo dục còn nhiều yếu kém, nhiều bất cập nên tôi nêu ra chính kiến, chỉ ra lỗi của người soạn sách để gửi tới bác bộ trưởng.
Nhưng tôi không đổ lỗi tôi dốt tiếng Anh là tại ông bộ trưởng hay tại nền giáo dục VN vì tôi không có thói quen đổ lỗi cho ai đó. Nếu có, tôi đổ lỗi cho chính mình trước.
* Mục đích của bạn viết bài này là gì?
– Vì tôi thích viết và tôi thấy mình cần phải viết. Tôi có chính kiến, tôi không giấu nó trong lòng, tôi không thỏa hiệp với bản thân rằng: ừ, kệ đi. Nếu ai cũng lên tiếng như tôi, chắc hẳn sẽ có một kết cục khác. Các bạn muốn ăn cơm thì ít nhất phải nói cho mẹ biết các bạn đói.
Đằng này các bạn cứ nghĩ rằng mẹ mình chưa nấu cơm nên chắc có nói cũng bằng thừa thì làm sao biết mẹ có cái bánh mì đang giấu trên kệ bếp?! Đừng đổ lỗi cho bất cứ ai khi chính bạn không làm chủ được cuộc đời bạn.
Tôi sống và hành động theo cách mà cha tôi đã nói khi tôi còn nhỏ: “Your life is yours, not mine! – Cuộc đời này là của bạn, chứ không phải của ai khác”.
Không muốn mình hèn
* Bỏ việc để đi du lịch Ấn Độ, Nepal và đặc biệt là câu chuyện kiên cường khi thoát nạn trong trận bão tuyết hồi tháng 10 vừa qua, Mỹ Linh được nhiều người ngưỡng mộ, theo dõi. Bạn suy nghĩ gì về điều này?
– Một số bạn thần tượng tôi như anh hùng sau chuyện tôi leo núi và sống sót. Thật ra tôi đâu phải anh hùng, tôi là một cô gái bình thường leo núi với mục đích tầm thường. Năm 22 tuổi, công việc của tôi là viết báo, kiếm hợp đồng PR, viết văn viết thơ viết truyện, bán chữ để kiếm tiền. Mức thu nhập của tôi hằng tháng hơn 20 triệu đồng, với những người ở độ tuổi 22, nhiêu đó cũng gọi là bằng lòng.
Sau đó, tôi chuyển việc sang ngân hàng và rồi từ bỏ tất cả để đi vì tôi thấy mình dốt tiếng Anh. Tôi ước mơ du học nhưng mãi không được, nên cuối cùng chọn phương pháp du lịch để học.
Tôi đánh đổi số tiền tiết kiệm bao năm để đi, đánh đổi chuyện mất việc để đi, vì tôi không muốn mình hèn và tôi không muốn khi mình đứng nói chuyện với người nước ngoài thì lo lắng, sợ sệt.
Vì tôi biết nếu tôi dốt tiếng Anh thì lỗi tại tôi chưa tìm đủ mọi cách để học tiếng Anh trước chứ không phải tại nền giáo dục yếu kém.
Trước lúc bỏ việc đi du lịch, tôi có đọc bài viết về một cô gái đi du lịch rất nhiều nơi. Khi cô kể về những nơi đã đi, mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ, ai cũng ước đi được như cô. Cô gái ngạc nhiên hỏi họ muốn đi thế sao không đi.
Họ lập tức viện ra rất nhiều lý do, đổ lỗi cho rất nhiều thứ, nào là bận chồng con, nào là thiếu tiền bạc, nào là tuổi tác đã không còn phù hợp.
Cô gái buồn cười và kết luận rằng nếu bạn muốn đi mà cứ chần chừ như thế thì ai sẽ thực hiện giấc mơ chu du ấy cho bạn. Thế nên tôi cũng muốn hỏi các bạn là nếu các bạn muốn học tiếng Anh nhưng cứ đổ lỗi tại thế này thế kia thì ai sẽ học thay cho bạn?
* Bạn đang ở Nepal?
– Vâng, tôi đang ở làng Ảuchour, quận Syanja, Nepal. Tôi ở đây đã được nửa tháng. Mỗi ngày tôi đến Trường Sarbodaya chơi với học sinh ở đây, hỗ trợ thầy cô dạy tiếng Anh cho học sinh. Hết giờ ở trường thì tôi về nhà, đi ra đồng làm ruộng, cắt cỏ với bà con.
Tôi chẳng giúp được gì cho họ nhiều, chủ yếu là tôi thích cảm giác trải nghiệm, sống cùng người bản địa để hiểu cuộc sống, văn hóa của họ.
Gửi bác bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo
Cùng giới thiệu về quê hương, nhưng SGK Nepal (trái) giới thiệu một địa danh của Nepal, trong khi SGK VN giới thiệu London – Ảnh: Facebook Va Li
1 Cháu đọc sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh của học sinh Nepal từ lớp 1 đến lớp 5. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 1 Nepal là chuyện chào hỏi. Bài học đầu tiên của học sinh  lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu.
Bài học đầu tiên của học sinh lớp 4 dạy bạn phải biết Be careful (cẩn thận – PV) với câu chuyện cậu bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý cây cầu bị gãy. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 5 hỏi “What do you want?” (Bạn cần gì?) và kể chuyện người cha già có đứa con bị ở tù. Ổng ra vườn trồng khoai tây và ước giá mà có đứa con trai ở đây để đào lỗ cho ổng trồng. Thế là ổng viết thư cho con trai.
Mỗi bài học thể hiện độ khó khác nhau bác ạ. Thậm chí ngoài tiếng Anh, họ còn có hai môn học khác là văn hóa xã hội và khoa học – sức khỏe cũng hoàn toàn được viết bằng tiếng Anh và nằm trong môn học chính của học sinh.
Cháu lập tức nhắn về VN, nhờ đứa bạn thân chạy ra hiệu sách, chụp cho cháu xem SGK tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 5 dạy cái gì. Bác biết gì không? Bài học đầu tiên của SGK 1 dạy Hello. Bài học của sách SGK 2 dạy câu “Where are you from?”. Bài học của SGK 3 dạy lại Hello. Bài học đầu tiên của SGK 4 dạy câu “How’re you?”. Bài học đầu tiên của SGK 5 dạy lại câu “Where’re you from?”.
Cháu hoảng hồn bác ạ. Cháu không biết vì bác nghi ngờ trình độ của học sinh VN quá kém nên có mỗi ba câu “hello”, “how’re you”, “where’re you from?” mà bác bắt chúng phải học đi học lại suốt năm năm học như thế hay không? Hay là tại những người soạn sách không biết gì hơn để mà soạn? Hay tại chúng ta quan niệm năm năm học được ba câu đó là đã quá nhiều rồi?
Bác biết không, học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tiếp cận ngôn ngữ càng tốt. Vì lúc đó bộ nhớ của chúng chưa sử dụng để ghi nhớ những điều phức tạp, những chuyện kiếm tiền, yêu đương. Nên cháu buồn khi thấy chúng ta bắt các em học quá nhiều thứ về toán lý hóa nhưng lại lo sợ trí nhớ của các em không đủ để học tiếng Anh. Buồn cười nhỉ.
2 Để dạy học sinh Nepal hiểu tiếng Anh, nhớ tiếng Anh, người Nepal bắt đầu bài học bằng những câu chuyện. Chuyện kể cô bé Deepa làm việc này việc kia. Chuyện kể gia đình cu cậu Ramesh thế này thế nọ. Cô giáo sau khi dạy học sinh về câu chuyện sẽ hỏi lại học sinh câu chuyện đó kể gì, cô bé Deepa làm gì, cậu Ramesh bị gì. Học sinh trả lời và ghi nhớ.
Để dạy học sinh VN hiểu tiếng Anh, các nhà soạn sách VN soạn ra những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt. Theo bác, việc ghi nhớ nội dung câu chuyện dễ hơn hay khó hơn ghi nhớ một đoạn hội thoại dễ hơn?
3 Người Nepal soạn SGK để dạy người Nepal. Thế nên những câu chuyện họ viết, những đề tài họ dạy liên quan đến đời sống, văn hóa hằng ngày của họ. Họ nói về đỉnh Everest, nói về thủ đô Kathmandu, nói về những cậu bé, cô bé với những cái tên rất Nepal như Gauri, Sunda…
Đó là cách họ khiến học sinh hứng thú với môn tiếng Anh vì gần gũi, dễ hiểu. Đó cũng là cách họ từ hào về đất nước họ. Chúng ta – trong đó có bác – luôn nói tự hào về VN, nhưng có bao giờ bác nhìn SGK tiếng Anh của người Việt để xem sách viết gì không?
Sách viết câu chuyện của Tom, của Peter, của Marry… những cái tên không phải của người Việt. Sách kể chuyện My hometown (quê hương của tôi) nhưng cái Hometown ấy là London. Sách kể về món bánh nhưng không phải là bánh chưng, bánh giầy bánh mì thịt nướng mà là bánh pizza…
4 Đã rất lâu rồi, chúng ta, hoặc vì lười biếng, hoặc vì bảo thủ, hoặc vì không muốn tiếp cận cái mới nên luôn tự ru ngủ nhau rằng: “Là người Việt, chúng ta phải tự hào về văn hóa Việt, nên chúng ta cần học tiếng Việt chứ không phải tiếng Anh”.
Đó chắc là lý do mà kỳ thi tốt nghiệp THPT năm vừa rồi tiếng Anh trở thành môn tự chọn. Nhưng cháu muốn đổi lại một chút thế này: “Là người Việt, chúng ta cần tự hào về văn hóa Việt, nên chúng ta cần học tiếng Anh để nói cho thế giới biết về văn hóa của chúng ta đẹp như thế nào”.
Người Nepal đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ chính vì họ muốn kể câu chuyện văn hóa của đất nước họ cho thế giới biết. Nên cũng đã đến lúc chúng ta cần học theo như họ rồi bác ạ…
(trích từ Facebook Va Li)

Đấu tranh với những tư tưởng, luận điệu phản động, xuyên tạc: Võ Văn Ái và những “lời phản bác” vô liêm sỉ

Một số phương tiện truyền thông cho biết, mới đây, Võ Văn Ái – kẻ tự xưng là “Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam” – lại vừa lên tiếng “phản bác” một cách đầy hằn học và vô liêm sỉ, phủ nhận sạch trơn những thành tựu nhân quyền to lớn mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã giành được. Bản chất, giọng lưỡi của những tiếng nói phản động, xuyên tạc như Võ Văn Ái là như thế nào?

Giọng lưỡi vô liêm sỉ

Tiếp tục “thói” vu vạ, bêu xấu đất nước vì mục đích cá nhân, Võ Văn Ái lên tiếng “phản bác”, cho rằng những gì Việt Nam đạt được trong vấn đề nhân quyền – đã được dư luận cộng đồng quốc tế công nhận – chỉ là “dối trá, lừa gạt”.

Theo đó, Võ Văn Ái cho rằng, Việt Nam đã “chậm trễ phúc trình định kỳ kể từ năm 1993” và “bản phúc trình hôm nay đầy những lời lẽ cường điệu cho thấy nhà cầm quyền chẳng quan tâm gì đến các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa của người dân, đặc biệt những người dân ở vào thế yếu như phụ nữ, thiếu nhi, dân tộc thiểu số và những người nghèo ở nông thôn và thành thị; chẳng hề có những cơ cấu bảo vệ các quyền này và cũng chẳng có biện pháp khôi phục. Những nhà bảo vệ nhân quyền nào tố giác sự vi phạm các quyền này đều bị sách nhiễu hay bắt giam”.

Võ Văn Ái còn lớn tiếng cho rằng, đang có những bất bình đẳng giữa thượng tầng lãnh đạo và quần chúng; phân biệt đối xử tùy theo ý kiến chính trị, tôn giáo hay dân tộc thiểu số; “không được bình đẳng trong việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục, kiếm công ăn việc làm hoặc thủ đắc đất đai”; rồi thì “các công xưởng, xí nghiệp bóc lột nhân công với giá lương rẻ mạt dẫn tới nhiều cuộc đình công, thiếu nhi lao động là chuyện phổ biến” v.v…

Nhận diện Võ Văn Ái

Vậy, Võ Văn Ái là ai? Có thể nói ngay, đó chỉ là một kẻ cơ hội, ôm chân các thế lực bên ngoài mà “hết lòng” nói xấu Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hòng thỏa mãn “cơn khát” hư vinh của mình. Trước năm 1975, người ta biết đến Ái như là một phần tử cốt cán trong việc kích động gây rối. Tham gia làn sóng người Việt chạy ra nước ngoài sau 1975, Ái tự thành lập cái gọi là “Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam” rồi tự đóng vai Chủ tịch, lấy tạp chí Quê Mẹ làm cái loa khoe thanh thế, phỉ báng những thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã và đang đạt được. Một thời gian sau, chính Ái và tờ tạp chí của mình đã phải ngửa tay nhận tài trợ của các tổ chức của người Mỹ để thể hiện đậm đặc quan điểm chống Cộng, thổi phồng, xuyên tạc, bóp méo, vu vạ cho bất cứ thành tựu nhân quyền, tôn giáo, dân tộc nào ở Việt Nam. Vì tiền, vì hư danh, Võ Văn Ái sẵn lòng nhắm mắt bịt tai trước tất cả những phát triển vượt bậc mà đất nước và con người Việt Nam chân chính đã phải đổ cả xương máu để giành lấy. Nhằm mục đích tiền bạc và cái danh vọng hão của một kẻ chống Cộng, Ái không từ bất cứ thủ đoạn nào miễn là được lòng kẻ chi tiền, không đếm xỉa đến bất cứ lời khẳng định nào của các tổ chức quốc tế đặc biệt có uy tín như Liên Hợp quốc, Ngân hàng Thế giới…dành cho Việt Nam.

Sự thật khác xa

Những gì mà Võ Văn Ái nêu ra thật cũng chỉ có thể làm cho những ai chưa từng đến, chưa từng nghe hoặc tận mắt chứng kiến những thành tựu nhân quyền của Việt Nam kinh ngạc mà thôi, chứ dư luận trong và ngoài nước bấy lâu nay đã công nhận và đặc biệt khâm phục những gì Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã đạt được trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực quyền con người.

Một lần nữa cần khẳng định rằng những năm qua, thành tựu mà Việt Nam đạt được là đặc biệt quan trọng, thể hiện qua việc các quyền cơ bản của con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa đã được phát huy; đời sống tinh thần, vật chất của nhân dân liên tục được nâng cao một cách rõ rệt. Quyền tự do ngôn luận, thông tin được phát huy đầy đủ và ngày càng tốt hơn với sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là Internet với hơn 30,8 triệu người sử dụng. Các cuộc tranh luận, chất vấn tại Quốc hội và các diễn đàn diễn ra sôi nổi, thực chất; Nhà nước khuyến khích người dân tham gia góp ý, phê bình, phản biện các chính sách quốc gia nhằm đóng góp hiệu quả, tích cực trong tiến trình xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật. Người dân trong nước cũng như dư luận quốc tế hẳn không quên rằng, mỗi năm Nhà nước Việt Nam chi cả trăm tỷ đồng mỗi năm để phát hành hàng chục tờ báo, tạp chí cho các dân tộc thiểu số; có hàng nghìn câu lạc bộ để phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý tại các vùng dân tộc thiểu số. Chính Ngân hàng Thế giới (WB) cũng khẳng định, có khoảng 30 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi đói nghèo trong 20 năm qua với tỉ lệ nghèo giảm từ gần 60% từ những năm 1990 xuống 20,7% vào năm 2010- một con số ấn tượng hơn rất nhiều những thứ lý lẽ chung chung mà Võ Văn Ái đã nói.

Về tự do tín ngưỡng và tôn giáo, Điều 24 (Chương II) của Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Đây là sự ghi nhận trang trọng, công khai và thiêng liêng nhất các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo đảm các quyền con người, quyền công dân, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Thực tế, theo thống kê, hiện có gần 90% số dân Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, trong đó hơn 25 triệu người là tín đồ của các tôn giáo khác nhau (so với khoảng 20 triệu người năm 2009). Cả nước có hơn 25.000 cơ sở thờ tự và 45 trường đào tạo chức sắc tôn giáo. Hàng năm có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành được duy trì, mở rộng. Quan hệ giữa các các tổ chức tôn giáo trong nước với tổ chức tôn giáo nước ngoài được tăng cường; hàng năm có hàng trăm lượt chức sắc tôn giáo ở Việt Nam ra nước ngoài đào tạo, tu nghiệp ở Mỹ, Pháp, I-ta-li-a, Ấn Ðộ…nhiều đoàn tôn giáo nước ngoài cũng vào Việt Nam thăm, tham dự các sinh hoạt tôn giáo. Đến nay có 38 tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng vừa đăng cai tổ chức thành công Đại lễ Phật đản LHQ (Vesak) lần thứ II hồi tháng 5/2014 tại chùa Bái Đính (Ninh Bình)…Đây là những sự thật mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam rất tự hào, không việc gì phải nói giảm nói tránh.

Trong khi nhân dân trong nước vui mừng, dư luận quốc tế công nhận và khâm phục những thành quả to lớn Việt Nam đã đạt được thì những giọng lưỡi vô liêm sỉ như của Võ Văn Ái chỉ là những tàn lửa rơm, chẳng có bất cứ ảnh hưởng, tác dụng nào hết! Càng nói, càng lên tiếng bao nhiêu thì những “lời phản bác” như kiểu của Võ Văn Ái đang làm chỉ càng chứng tỏ rằng họ thật sự là những kẻ “miệng Nam mô, bụng bồ dao găm”, “ăn không nói có” với bản chất thật sự là kẻ cơ hội, phản động, ngang nhiên bịa đặt, xuyên tạc bất chấp sự thật hai năm rõ mười.

Gần 70 năm xây dựng nền dân chủ cộng hòa, giành tự do độc lập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn nỗ lực không ngừng, liên tiếp giành những đỉnh cao mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, từng ngày nâng cao dân trí và chất lượng cuộc sống của nhân dân, củng cố thế và lực, tiếp tục hội nhập ngày một mạnh mẽ vào đời sống chung của thế giới.

Vui mừng với những thành tựu đã đạt được, Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam càng hiểu rõ hơn ai hết rằng còn phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng, làm sao giữ vững thành tựu, giảm thiểu những tồn tại, quyết tâm phấn đấu mạnh mẽ hơn nữa vì Dân giàu, Nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Những “làn gió độc” như “lời phản bác” của Võ Văn Ái, những “cây cỏ dại” như Võ Văn Ái và những kẻ cơ hội, phản động khác đang tạo ra dứt khoát không ngăn cản được bước đường phát triển, đi lên của dân tộc Việt, đất nước và con người Việt Nam, đó là sự thật!

Thiện Phương

Câu chuyện dự án sân bay Long Thành: Việc lớn, có tranh luận là bình thường, sao phải xuyên tạc?

Những ngày này, từ trên diễn đàn Quốc hội ra đến dư luận ngoài xã hội, câu chuyện dự án sân bay Long Thành đặc biệt được quan tâm. Đây là một dự án lớn đang được Chính phủ và Bộ GTVT trình trước Quốc hội nhằm hướng đến việc Việt Nam sớm có thêm một cảng HKQT có quy mô lớn, hiện đại, góp phần phát triển kinh tế – xã hội đồng thời gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Đáng tiếc là, như những khi đất nước có việc lớn, các thế lực thù địch, phản động lại tìm cách chống phá bằng những thủ đoạn, phương thức đặc biệt nguy hiểm, trong đó có việc xuyên tạc, thổi phồng, bóp méo, dựng chuyện…trên mạng Internet thông qua các mạng xã hội…

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, dự án sân bay Long Thành được chia làm 3 giai đoạn với tổng mức đầu tư là 18,7 tỷ USD; giai đoạn 1 cần 7,8 tỷ USD để đạt mức 25 triệu khách/ năm và 1,2 triệu tấn hàng hóa/ năm; ở giai đoạn 3 cần gần 7 tỷ USD và sân bay có thể đón tới 100 triệu khách/ năm và 5 triệu tấn hàng hóa.

Việc lớn mới cần tranh luận

Không ngạc nhiên khi dự án này ngay khi được công bố đã khiến cho dư luận có nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí đến mức gay gắt. Ở tầm mức một quốc gia còn nghèo, tiềm lực kinh tế hạn chế, nguồn vốn còn phải vay mượn nhiều, số nợ công đang ở mức cao thì chỉ riêng huy động được chừng 8 tỷ USD để có thể triển khai giai đoaạn I của dự án này đã là một việc rất nặng nề, khó khăn. Tuy nhiên, nếu có tầm mắt nhìn xa trông rộng cho vài ba chục năm sau nữa, khi mà Việt Nam hội nhập rất sâu vào đời sống kinh tế quốc tế, việc giao thương mở rộng, nhu cầu đi lại tăng cao thì có thể thấy hệ thống sân bay hiện có hầu hết đều trong tình trạng quá tải, không thể không có những dự án như dự án sân bay Long Thành để mà đón trước.

Việc lớn, cần khoản đầu tư cực lớn trong khi những con số về hành khách và hàng hóa còn “tròn trĩnh” quá nên sự tranh luận “nên hay không nên”, “cần thiết hay chưa cần thiết” xảy ra gay gắt thậm chí đến mức đối chọi âu cũng là điều dễ hiểu với bất cứ ai. Chỉ nói đơn giản như việc cưới hỏi cho con thôi, thì trong mỗi gia đình hẳn cũng có không ít tranh luận rồi, huống chi đây lại là chuyện tiền tỷ đo bằng USD! Vậy thì nên nhìn nhận chuyện tranh luận theo hướng nào?

Thiết nghĩ, dù là người đồng ý hay phản đối, dù là người dân ngoài xã hội hay Đại biểu Quốc hội nơi nghị trường, tiếng nói của họ cũng là vì dân vì nước, vì điều tốt đẹp cho tương lai con cháu sau này.

Nếu vài ba chục năm nữa, khách nước ngoài ồ ạt đến Việt Nam, người Việt Nam cũng thường xuyên đi du lịch, làm ăn xa Tổ quốc mà khi ấy, sân bay chật nghẽn thì thử hỏi, chúng ta nghĩ sao? Hay là lại ân hận biết thế mấy chục năm trước bình tĩnh nhìn nhận hơn, đánh giá khách quan và công bằng hơn rồi “bấm nút” thông qua dự án thì có phải hay không?

Nhưng nếu cũng vài ba chục năm nữa, có sân bay mới nhưng khách khứa, hàng hóa lèo tèo, thu chả đủ chi trong khi khoản nợ tiền đầu tư khi trước lại “đẻ” thêm lãi mà còn trả chưa xong thì chúng ta trách ai? Con cháu chúng ta nghĩ gì?

Tất cả những câu hỏi ấy đều có lý, nhưng cũng đều cần phải suy nghĩ, cân nhắc, nghiên cứu và phải được trả lời thấu đáo. “Không nên để tái diễn tình trạng dự báo nguồn vốn không chính xác dẫn đến việc “đội vốn” như đã từng xảy ra ở một số công trình trọng điểm khác. Chủ trương xây dựng Cảng HKQT Long Thành với quy mô lớn, hiện đại là đúng nhưng không thể không tính toán cụ thể nguồn lực. Dự kiến về nguồn lực trong dự án là một vấn đề, thực tế triển khai sẽ gặp rất nhiều vấn đề, khó khăn khác phát sinh”- đây là ý kiến chung của nhiều Đại biểu Quốc hội khóa XIII được dư luận rất hoan nghênh bởi sự khách quan, thận trọng, trung thực và có trách nhiệm cả với hiện tại cũng như tương lai.

Xuyên tạc, bóp méo cả sự tranh luận

Một lần nữa, “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” thông qua cái gọi là “Việt Nam Thời báo” lại lên tiếng nhân danh “độc lập” mà xuyên tạc, bóp méo sự thật, trèo ngược mà “nói chõ vào” ngay khi câu chuyện dự án sân bay Long Thành còn mới chỉ được đưa ra bàn, chưa hề quyết định dứt khoát như thế nào …

“Việt Nam Thời báo” đã “trèo” vào mồm người ta một cách rất ngang nhiên đến “đứt cả dây thần kinh xấu hổ”. Trước tiên, “Việt Nam Thời báo” cóp nguyên bài trên Vietnamnet; sau đó, viết chèn thêm chừng 300 chữ lên đầu rồi rút một cái tít cho rằng “Chính phủ đã thất bại” trong một “cuộc đối chọi” với Quốc hội.

Xin thưa rằng, kiểu “nói leo” của “Việt Nam Thời báo” một lần nữa khiến dư luận trong và ngoài nước phải ngán ngẩm khi mà “trình văn hóa” của nó thấp đến không thể tin nổi!

Trước hết, người dân và cử tri cả nước chả nhìn thấy đâu là sự “đối chọi” giữa Chính phủ với Quốc hội của mình cả. Chính phủ được Quốc hội bầu ra, có trách nhiệm điều hành phát triển kinh tế – xã hội và do đó, việc gì xét thấy có ích cho phát triển đất nước, có lợi cho bảo đảm an ninh quốc phòng, tốt đẹp cho cuộc sống lâu dài của nhân dân – dù có phải chi tiêu tốn kém – thì lập dự án, dự toán chi tiêu và trình ra Quốc hội xem xét, cho ý kiến; nếu Quốc hội đồng thuận nhất trí thì Chính phủ tổ chức thực hiện trước con mắt giám sát của Quốc hội và cử tri, còn ngược lại thì phải nghiên cứu kỹ hơn, làm rõ thêm và trình Quốc hội dịp khác. Như thế thì “đối chọi” ở chỗ nào và ai “thất bại”?

Thứ hai, Quốc hội Việt Nam là quốc hội được bầu lên bằng phổ thông đầu phiếu, thực hành dân chủ và quyết nghị tập thể. Câu chuyện sân bay Long Thành mới chỉ là dự án, nên Quốc hội phải tranh luận để mổ xẻ đến cùng, làm rõ ưu điểm – nhược điểm, việc nên- việc chưa nên trước khi đi đến biểu quyết là đúng theo quy định của Hiến pháp và các đạo luật liên quan, là thực hành dân chủ, là cách huy động trí tuệ, tâm huyết, tiếng nói của cử tri tham gia giải quyết những việc lớn của quốc gia. Chính phủ trình dự án sân bay Long Thành là đúng theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của mình; Quốc hội xem xét, thảo luận, cho ý kiến vào dự án này cũng là theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình, “Việt Nam Thời báo” có hiểu Hiến pháp và pháp luật Việt Nam không mà xưng xưng cho rằng có “đối chọi” giữa Chính phủ với Quốc hội?

Thứ ba, đã là những việc lớn thì chi tiêu cũng không thể nhỏ, hiệu quả về lâu dài cũng thật khó mà có được con số tuyệt đối chính xác. Trước dự án sân bay Long Thành, Việt Nam đã và đang làm nhiều dự án lớn như dự án đường dây 500 KV Bắc – Nam, dự án Đường Hồ Chí Minh, Dự án Thủy điện Sơn La v.v…Những dự án này khi trình ra Quốc hội đều gặp phải sự tranh luận quyết liệt, gay gắt đến mức tưởng như không thể hóa giải được. Thế nhưng, sau khi đã nghe tất cả các ý kiến, góp ý, kiến nghị, giải pháp…Quốc hội đều đã biểu quyết nhất trí, Chính phủ tổ chức thực hiện rất thành công dưới con mắt giám sát khắt khe của các cơ quan kiểm toán, của Quốc hội, cử tri và nhân dân cả nước. Cho đến nay, càng mừng hơn là những dự án khổng lồ, chi tiêu rất lớn ấy đều đã và đang đem về nguồn thu lớn, giúp đất nước có thế và lực vững vàng hơn, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển nhanh chóng của quốc gia và cải thiện mạnh mẽ đời sống nhân dân.

Biết hãy thưa thốt…

Dân gian có câu “Biết thì thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe” muốn nói rằng, có bàn góp chuyện thì cũng cần có sự hiểu biết, có tấm lòng trong sáng, ngay tình. Tự cho là những người “làm báo độc lập” song chỉ qua cách thông tin câu chuyenterện sân bay Long Thành, dư luật trong và ngoài nước có thể dễ dàng nhận ra “chân tướng” của những kẻ tổ chức cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” và vận hành cái gọi là “Việt Nam Thời báo”: Chuyên nghề hóng hớt lăng nhăng, phán bảo xằng, nói leo theo đuôi. Đặc biệt, những người này – thông qua những gì họ nói, họ viết – dứt khoát không phải là những người có tấm lòng vì nước vì dân, khách quan và trung thực góp lời góp ý để dân giàu nước mạnh. “Việc” ưa thích của họ chỉ là xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, cực đoan quá khích hòng thỏa mãn cái hư danh của mình, “câu view” từ những người bồng bột, cả tin nhưng thiếu thông tin.

Người dân và cử tri cả nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài chắc chắn một điều rằng, Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ đã và đang nỗ lực hết sức mình, tìm kiếm mọi khả năng và nguồn lực để xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và nền độc lập, tự do của nước nhà. Những giọng lưỡi xuyên tạc, bóp méo, kích động và thù hằn…từ lâu đã không còn được người dân Việt Nam cũng như dư luận quốc tế chấp nhận. Những giọng lưỡi trơ trẽn, bất chấp sự thật ấy sẽ nhanh chóng chìm lấp trong làn sóng những tiếng nói khách quan, công bằng, đồng thuận ở trong và ngoài nước…/.

Thiện Phương

“Ai bảo kê cho tra tấn?”: Lối đăng báo quy chụp – “đặc sản” của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vùa có tờ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn Công ước chống tra tân. Chuẩn bị cho việc này, thời gian qua, Bộ Công an đã có hàng chục cuộc hội thảo, hội nghị, diễn đàn nhằm làm rõ các khía cạnh pháp lý liên quan, tình hình thực tế cũng như mức độ tham gia của Việt Nam…

Ấy thế mà, hôm 31/10, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – thông qua Việt Nam Thời báo- cho đăng tải một bài viết của tác giả Võ Thị Hảo về tình hình tra tấn ở Việt Nam, được viết bằng lối suy diễn, quy chụp cực kỳ thiếu công bằng và minh bạch.

Dẫn một vài ví dụ trên báo chí trong nước, tác giả Võ Thị Hảo đi đến kết luận: “Những vụ công an hành hung dân ngày càng dồn dập. Thực trạng cho thấy sự tra tấn, dùng nhục hình, bức cung với công dân tại VN ngày càng tăng nặng và mang tính côn đồ, thậm chí trong một số vụ còn mang tính chất tàn bạo, thích tra tấn như trong cơn say máu.” Nhận định như vậy, có lẽ do tác giả Võ Thị Hảo đang bị ngợp bởi chính “mặt trái” của công nghệ thông tin. Xưa, khi phương tiện truyền tin còn chậm và thiếu, một vụ đánh nhau ở làng này có khi mất cả năm trời mới đến tai người làng bên, dẫn đến cảm giác cuộc sống bình lặng, không bức xúc do “chả mấy khi nghe chuyện động trời”. Nhưng nay thì với sự bùng nổ của phương tiện thông tin, bất cứ một chuyện gì cũng có thể “đến tai toàn thế giới” chỉ sau vài phút đồng hồ. Thế cho nên Võ Thị Hảo mới cảm thấy “nhiều quá, dồn dập quá” chăng. Còn bình tâm mà xét hẳn thấy, chuyện tra tấn, dùng nhục hình dứt khoát không phải là bản chất, là hành vi ứng xử thường nhật của cơ quan công an, của cán bộ, chiến sĩ công an cả nước. Đúng là có một vài vụ việc tương tự, nhưng một khi được phát hiện, những người có hành vi ấy trước hết bị đình chỉ công tác, bị thanh tra, kiểm tra làm rõ, thậm trí điều tra và truy tố ra trước Tòa. Đảng, Nhà nước Việt Nam không có chủ trương tra tấn, dùng nhục hình, càng không cho phép lực lượng công an làm việc đó; dứt khoát, cương quyết xử lý, loại bỏ bất cứ cán bộ, chiến sĩ nào có hành vi tra tấn, dùng nhục hình khi thi hành công vụ. Mới nhất, chỉ một vụ xô xát với phóng viên báo Đại Đoàn Kết, 3 cán bộ, chiến sĩ đã bị Công an TP Hà Nội đình chỉ công tác, điều tra làm rõ và trả lời công luận là một ví dụ mà tác giả Võ Thị Hảo nên biết!

Chưa hết, trong bài viết của mình, Võ Thị Hảo còn khẳng định “như đúng rồi” rằng “còn tra tấn vì còn được bảo kê”: “Ai cũng biết, lực lượng tham gia tra tấn, bức cung…trong ngành công an thường được bảo kê, bao che trước hết bởi đồng nghiệp và cấp trên của họ.” Nếu thực sự có bảo kê, che chăn, thì liệu có chuyện đình chỉ, điều tra làm rõ, xét xử trước Tòa những người có hành vi tra tấn, dùng nhục hình như công luận đã biết? Nguy hiểm hơn, Võ Thị Hảo còn cho rằng “họ còn có thể tra tấn và giết dân nếu thích, bởi đa phần cấp trên của họ hết sức bao che vì đã ăn hối lộ, tay đã nhúng chàm, hoặc vì sợ trách nhiệm.” Lời nói ra có thể giúp người mà cũng có thể giết người, lời “cho rằng” của Võ Thị Hảo chỉ có thể xem là một biểu hiện “ngậm máu phun người” khi mà bà này chẳng đưa ra được bất cứ chứng cứ nào thuyết phục, xác đáng về chuyện cấp trên của những cán bộ, chiến sĩ đã có hành vi tra tấn, dùng nhục hình là “đã ăn hối lộ, tay đã nhúng chàm, hoặc vì sợ trách nhiệm”. Nói có sách, mách có chứng, Võ Thị Hảo nên tự đặt mình vào địa vị người khác để dừng ngay thái độ quy chụp, suy diễn không đáng có trong tư cách của một người viết văn, làm báo – vốn luôn phải tôn trọng sự thật khách quan.

Và thêm đôi lời với Việt Nam Thời báo và Hội Nhà báo độc lập Việt Nam thế này nữa: Quý vị vẫn luôn vỗ ngực xưng là “độc lập”, là “phản biện” nhưng nên nhớ rằng, “độc lập” không có nghĩa là xem thiên hạ dưới mắt mình không còn ai, không ai hơn mình về trí tuệ, nhận thức và nhân cách; “phản biện” càng không có nghĩa thích nói gì thì nói, nói càn nói bậy, phát ngôn bất chấp sự thật và logic, nói lấy đúng về mình mà không cần đếm xỉa xem dư luận nhìn nhận thế nào…Vẫn còn những bài bá như của Võ Thị Hảo – được Việt Nam Thời báo “đăng tải một cách trân trọng” – thì thật rõ một điều, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đang rất thích món “đặc sản” làm báo, viết báo quy chụp, suy diễn…!

Thiện Phương

CẢNH BÁO VỀ HIỆN TƯỢNG NGUYỄN QUANG LẬP

Khi lướt qua hàng loạt các trang mạng, blog lề trái ta có thể thấy xuất hiện nhiều thông tin của dư luận nói về người có tên Nguyễn Quang Lập, một nhà văn nổi tiếng có khả năng tuyên truyền theo kiểu “núp bóng bắn tỉa” trong con mắt của giới dân chủ. Đặc biệt khi đọc loạt bài viết của Bọ Lập như “Không ổn rồi Anh Tư ơi!”, “Hiến kế diệt chuột”, “TBT có dám đập bình diệt chuột”… đăng trên blog “Quê choa” hay những bình luận trên Facebook của ông ta thời gần đây, độc giả có thể thấy Bọ Lập đang cố chứng tỏ mình là người am hiểu, tỏ tường từng ngóc ngách của nền chính trị Việt Nam, là một “con dân yêu nước Việt” khi dám đứng lên nói lời chính nghĩa để góp sức cho nước, cho dân.

Nhưng sự thật về cái gọi là người yêu nước chân chính, một nhà văn dám nói lên lời chính nghĩa lại cho thấy Bọ Lập thực sự hèn nhát, ông đang gia sức mượn hơi của người khác để lèm bèm nói lên ý kiến cá nhân qua việc chèn vào những lời lẽ thiển cận, thiếu suy nghĩ để tạo dư luận nhằm hạ gục các vị lãnh đạo Việt Nam. Bản chất của vấn đề nằm ở chỗ những dòng bình luận gọi là “hiến kế diệt chuột” mà blogger Quê Choa đăng tải lại đầy nham hiểm. Bọ Lập đã cố tình “mượn” bài viết của Hà Sỹ Phu, Phạm Chí Dũng và nhiều kẻ yêu nước “rởm” khác để tạo dư luận xấu khi nói rằng Muốn đánh “địch” phải nhận diện địch cho rõ (địch chẳng qua là yếu tố cản bước tiến của dân tộc thôi, không phải kẻ thù). Ta vừa nói “địch” ở đây là cả Chuột lẫn Bình, nhưng Chuột là những ai, và Bình là những ai?”. Khi đọc đến đây, ai cũng hiểu cách nói không vô tư , thiếu suy nghĩ của Lập có nghĩa là khi đấu tranh với tham nhũng thì phải đập luôn cả hệ thống chính trị. Không những vậy, ông ta còn khẳng định để độc giả vững tin rằng “Chẳng tin cứ thử mà xem”.

Nếu như những gì mà Bọ Lập nói xảy ra thì ai sẽ là người hưởng lợi? chính ông và những kẻ yêu nước giả tạo sẽ là những kẻ đắc chí khi đạt được ý đồ phá nát hệ thống chính trị, lật đổ chế độ, đưa dân tộc vào cảnh loạn lạc. Thử hỏi nếu đặt cả vận mệnh đất nước cho những người như ông (với vai trò là người lãnh đạo) thì chắc dân ta chỉ biết đến sự tụt hậu của xã hội, sự ảo tưởng trong suy nghĩ của những người dân chủ tức thời như ông. Bọ Lập chỉ biết núp sau lưng kẻ khác để lè nhè nói những câu tưởng chừng như mình là một chính trị gia có tâm huyết muốn thay đổi vận mệnh đất nước nhưng sự thật ông ta chỉ là một kẻ yếu bóng vía, thọc gậy bánh xe, chỉ nói không dám làm, mà nỏi cũng chỉ như cái máy ghi âm của kẻ khác chứ có dám tự nói gì đâu! Để tạo sự nổi tiếng cho bản thân, ông ta đã lộ rõ bộ mặt của một kẻ bán nước, hại dân với ý đồ nham hiểm là lật đổ chế độ tại Việt Nam, khi đó nhân dân sẽ ra sao? đất nước sẽ ra sao?. Nếu như nhìn nhận thông tin với một tinh thần xây dựng, bình tĩnh đọc kỹ những lời nói của Tổng Bí thư thì có thể thấy đây là những hành động có ý nghĩa thiết thực, cần thiết để xây dựng đất nước Việt Nam phát triển.

Bạn đọc hãy nên cẩn trọng và tỉnh táo khi tiếp nhận những thông tin trên mạng và xin cảnh báo về những lối suy nghĩ của một số kẻ xấu muốn lợi dụng tình hình để tuyên truyền sai lệch về nền chính trị tại Việt Nam. Nguyễn Quang Lập cần tỉnh giấc trước khi có thể trở thành nạn nhân của lối phá phách chẳng giống ai mà ông ta đang làm. Nguyễn Quang Lập mới là một con chuột, ném con chuột này không sợ vỡ chiếc bình nào hết.

                                                                                                                                                                                       Chân lý Việt

Chuột quý và chuột Cống!

Thời gian qua, cộng đồng mạng nổi sóng với lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng khi sử dụng hình ảnh “đánh chuột không để vỡ bình”! một cách nói so sánh ví von ẩn nghĩa khá hay, dễ hiểu nhưng bị những kẻ vô công rồi nghề ra sức bình luận xúc xỉa!

Bản thân không đánh giá nhiều về lời phát biểu, không phân tích về chuột và bình có quý hay không nhưng tự thấy rằng, đã xuất hiện quá nhiều con chuột cống tham lam, thích gặm nhấm những sự việc đơn giản để xé toạc ra thành nhiều vấn đề phức tạp, gây hôi thối trên cộng đồng mạng! một trong những con chuột cống tuy chân đi tập tễnh nhưng to béo, bốc mùi hôi thối đó là Nguyễn Quang Lập – kẻ tự xưng là Bọ với thiên hạ nhưng luôn thể hiện mình chỉ là một con Bọ Gậy không hơn không kém!

Trên blog Quê Choa, tuy không viết được một bài nào ra hồn nhưng Lập đăng lại một loạt bài về Chuột và Bình của cái đám vô công rồi nghề, chuyên xúc xiểng, cắn xé người khác chẳng khác gì một đám Cái Bang, Chí Phèo trên internet! Tôi chắc chắn rằng, Lập không phải là người có tư tưởng, mục đích đóng góp thông tin, ý tưởng cho cư dân mạng hay phong trào tự do, dân chủ trong nước! Hắn hành động chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích cá nhân, để được nổi tiếng với lượng like, truy cập blog nhiều và qua đó cũng kiếm được khoản tiền kha khá từ việc quảng cáo websex trên blog cá nhân mà thôi!

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng nếu đặt Quê Choa bên cạnh một số blog cá nhân khác như của Huỳnh Ngọc Chênh, Trương Duy Nhất, Tễu,… thì có thể thấy sự tạp nham, vớ vẩn, vụ lợi cá nhân của Lập nó ở một mức độ cao hơn nhiều! Ở đó, Lập có sự hợm hĩnh của danh xưng “Bọ”, có sự rẻ mạt, nhớp nhúa của baner quảng cáo “xem phim xxx hay nhất” và không hề có chính kiến cá nhân khi suốt ngày cứ theo trang này, theo blog nọ,…!

Thiết nghĩ, với một người tuổi cũng đã già (sinh 1956), cũng tham gia hội này hội nọ của các tổ chức chính trị xã hội, cũng đưa tin kêu gọi, ủng hộ dân chủ, nhân quyền nhưng suy nghĩ và hành động lại chỉ lại là tư tưởng của một gái đứng đường bán dâm, tìm cách kiếm tiền nhơ nhuốc không hơn không kém! Lập chỉ đáng giá là một con chuột cống chân tập tễnh nhưng béo nục béo tròn, tham lam, ăn tục nói phét từ những món cao lương mỹ vị (tiền lương) cho đến những xác chết hôi thối, rữa mục (tiền quảng cáo websex) trong sự cổ vũ, reo hò của đám chuột nhắt đồng loại.

Có lẽ, các tổ chức chính trị xã hội như hội nhà văn, hội nhà báo, hội điện ảnh nên mau chóng loại bỏ con chuột cống Nguyễn Quang Lập để tránh bị ô uế thanh danh, lực lượng Công an cũng nên sớm ngăn chặn hành vi tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy của Lập! và trước hết, cộng đồng mạng nên sớm tẩy chay Lập để môi trường mạng bớt bị ô nhiễm bởi con chuột cống này!

Chuột Bạch!

“Việt Nam Thời báo”- Kiểu làm báo “xôi thịt”

Xin thưa ngay để bạn đọc khỏi ngỡ ngàng, cái gọi là “Việt Nam Thời báo” nói ở trên chính là “cơ quan ngôn luận” của một thứ  “hổ lốn chúa” là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam với một Ban Biên tập gồm Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Bùi Minh Quốc.
Như những bài viết trước đã đề cập, Việt Nam chúng ta không thiếu báo chí, không thiếu tự do ngôn luận, càng không thiếu hội đoàn cho những người làm báo chân chính. Trong khi Hội Nhà báo Việt Nam đã có lịch sử hàng chục năm huy hoàng, là nơi tập hợp và tổ chức cho những người làm báo Việt Nam hoạt động nghiệp vụ rất hiệu quả, thì một nhóm cá nhân mà cầm đầu là Phạm Chí Dũng đã “hóng hớt” với các thế lực phản động, thù địch bên ngoài tự vỗ ngực thành lập nên cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”. Cái Hội này lập ra một trang web “Việt Nam Thời báo” và xưng danh “Diễn đàn của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”.
Vâng, thì cứ cho là có Hội, có Báo đi thì hãy thử xem những cái Hội, Báo nghe choang choang như gõ chuông thế đã làm báo kiểu gì? Xin dẫn chứng ngay sự kiện Cơ quan Công an vừa khởi tố, bắt tạm giam Hà Văn Thắm,- nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank) làm ví dụ. Đây là một vụ án, trong đó, đối tượng Hà Văn Thắm đã có sai phạm nghiêm trọng, vi phạm pháp luật hình sự trong cho vay tín dụng, được phát hiện bởi công tác thanh kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước. Vụ việc hiện đang được tiếp tục điều tra làm rõ, và hành vi vi phạm của Hà Văn Thắm đến đâu sẽ phải gánh chịu hậu quả pháp lý đến đó.
Ấy thế nhưng, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đã “làm báo” bằng cách cóp – py nguyên bài viết của báo Thanh Niên, rồi cho rút tít “Ai chỉ đạo bắt người bị nghi liên quan đến Chủ tịch quốc hội?”. Trước khi dẫn người đọc vào bài viết của báo Thanh Niên, Việt Nam Thời báo ngang nhiên “đặt chuyện” thế này: “ Ngay sau khi Quốc hội kỳ họp thứ 8 khai mạc với đánh giá của Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng về “kinh tế vẫn còn khó khăn” và hàng loạt vấn đề khác như nợ công, nợ xấu, chi tiêu lãng phí, đặc biệt là “tín nhiệm thấp phải từ chức”, được hiểu như một cách phản bác gián tiếp đối với báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trên mạng đã xuất hiện những thông tin nặc danh công kích về “chuyện riêng tư” của ông Nguyễn Sinh Hùng. Cũng đã hiện ra những dư luận về “một cuộc chiến giữa hai lãnh đạo cao cấp”…Tiêu điểm vừa nổ ra là vụ việc ông Hà Văn Thắm, chủ tịch vừa bị miễn nhiệm tại Ngân hàng Đại Dương. Tin tức mới nhất ngày hôm nay cho thấy ông Thắm vừa bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố và bắt tạm giam.  Cuối tháng 7/2014, 3 quan chức cấp cao của Ngân hàng Xây dựng cũng đã bị bắt, nhưng có lẽ theo một chiều kích khác. Chính trường Việt Nam đang trở nên quyến rũ, xét về nhiều khía cạnh. Thời gian không còn nhiều cho bất kỳ chính khách nào. Những thông tin đăng lại dưới đây sẽ giúp bạn đọc tham khảo.” Ô hay! Hội Nhà báo độc lập Việt Nam làm báo kiểu gì thế này? Nếu đã xưng “độc lập”, sao họ không biết nhục mà dám cóp bài từ báo chính thống của Việt Nam? Nếu thực sự “độc lập” thì đâu là nguồn tin, chứng cứ cho việc “nhận định” rất vô lối rằng có “một cuộc chiến giữa hai lãnh đạo cao cấp”? Và nói “Thời gian không còn nhiều cho bất kỳ chính khách nào” thì Việt Nam Thời báo và Hội Nhà báo độc lập Việt Nam muốn nói điều gì?
Không chỉ có kiểu làm báo cóp py như thế, chính Phạm Chí Dũng – người tự xưng là Chủ tịch Hội – cũng sẵn sàng “nhập nhèm đánh lận con đen” khi tự nhận xằng rằng Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là một tổ chức dân sự để có thể “tiện” gán ghép với chuyện nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển đánh giá cần thừa nhận xã hội dân sự”. Ông Chí Dũng cố tình quên rằng, xã hội dân sự không giống tổ chức dân sự, càng không phù hợp với cái tổ chức “hổ lốn” là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và ông và nhiều kẻ khác vẫn cố tình tự nhận vào mình.
“Cha đẻ” là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam vốn chào đời chẳng minh bạch, hành xử chẳng đàng hoàng nên tất lẽ dĩ nhiên, “đứa con” của nó cũng chỉ là giống tạp chủng. Cha giang hồ sao sinh được con văn nhân tài tử, thế nên, cái sự “xôi thịt” trong làm báo thể hiện trên “Việt Nam Thời báo” cũng là điều không khó tưởng tượng!

SỰ THẬT NÀO SAU “NGÀI CHỦ TỊCH” PHẠM CHÍ DŨNG?

Tôi đã đọc các bài viết của Phạm Chí Dũng từ cách đây 9 năm! Từ những truyện ngắn đầu “Những bông hoa hoang dã” đến các tiểu thuyết sau này như “Ngài nghị sĩ”, “Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố”… 9 năm cũng chưa phải quá dài để người ta khôngnhận ra nhau! Vậy mà giờ đây tôi thực sự ngỡ ngàng đến bàng hoàng trước những đổi thay của Dũng. Dũng giờ đây đã “lên chức” to quá rồi, “chủ tịch của hội nhà báo”(?!). Ai cũng biết chức danh chủ tịch hội nhà báo vô cùng cao quý, tôn vinh cho người đứng đầu cả một nền báo chí! Cứ đường hoàng mà đi đường thẳng như người đời thì bao giờ mới leo lên được đến đỉnh trên muôn người như thế, đứng đầu cả một giới “quyền lực thứ tư” kia mà!? Nếu làm được điều đó, Dũng đã bỏ xa bao nhiêu cây đa cây đề hàng mấy chục năm vào sinh ra tử với cái nghề đầy gian truân này để leo đến nấc thang quyền lực cao ngất mà với một tay mơ với dăm ba bài báo không ai biết đến khó có thể làm được. Lại nói đến hai từ Quyền lực – đã bao người đánh đổi cả danh dự, nhân phẩm thậm chí cả tính mạng vì nó. Cho nên ngẫm đi ngẫm lại cũng không trách Dũng được, cũng chỉ là theo lẽ thường để leo cao và cao hơn thôi. Không leo được bằng tài năng và cống hiến như những chân nhân thì ta leo bằng mánh khóe, bằng cái tài điêu trá của ngòi bút cong vênh và thêm gia vị là sự liều lĩnh của kẻ hám danh, hám quyền vô độ. Có sao đâu! Miễm là có chút danh hão với đời và cuối cùng cho ra được cái hội nghe cũng “oách” – Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Cũng đầy đủ ban bệ như ai. Nào là mấy chục thành viên, nào là đến 4 chi hội gồm cả 3 miền Bắc, Trung, Nam trong nước chưa đủ “to”còn phải vơ cả “thế giới”, có cả cơ quan ngôn luận với trang “Việt Nam thời báo”… Thế mới “xứng” danh “anh hùng thông tin” tầm “thế giới” chứ! Ai cũng biết bằng những mỹ từ gian trá, năm 2014 “ngài chủ tịch” đã được Tổ chức Phóng viên Không biên giới “phong” danh hiệu Anh hùng thông tin. Người ta  “phong” vậy thì mình phải đáp lại bằng cái gì hoành tráng cho xứng mà!

Làm sao không kinh ngạc khi một người hôm qua còn viết ngợi ca và thương tiếc Hồ Chí Minh với những lời lẽ hết sức chân thành của lòng ngưỡng mộ, một người đã tha thiết xin vào Đảng với những lời thề nguyền sống chết nay quay ngoắt lại tráo trở xổ ra hàng tràng những điều ngoa ngoắt. Công bằng mà nói thì những luận điệu mới nghe qua nếu không phải là người có tầm trải nghiệm và con mắt nhìn sắc sảo thì thấy cũng bùi tai với những gì nghe mà to tát, nào “tự nguyện dấn thân vì tự do báo chí”, nào là “vì một nền dân chủ thực sự”, “vì tiến bộ xã hội và hạnh phúc của người dân”… Cứ như là một bậc chân nhân vĩ đại nào vừa nảy nòi ra vậy. Nhưng phải nói là Dũng cũng có tài bịa đặt,PR đánh bóng bản thân quá tốt. Từ những biểu hiện nhỏ lẻ của xã hội, Dũng khéo thổi phồng lên thành bản chất của hiện tượng. Kỹ nghệ đánh bóng bản thân cũng khá điêu luyện. Dũng thường bám vào những sự kiện “hot” của xã hội để chửi đổng, thương vay khúc mướn. Từ kinh tế đến văn hóa – xã hội đều có thể chọc thối vào chửi bới,bàn luận, phân tích như… “một chuyên gia” của lĩnh vực ấy. Người biết thì khinh không thèm cãi nhau với trẻ ranh non nghề háu đá. Chỉ có bọn cơ hội chửi theo là hùa vào “dây máu ăn phần”.

Thế nhưng cuối cùng, một con người đãphản bội lại chính bản thân mình, phản bội chính quá khứ của mình thì làm sao có thể tin tưởng được. Và tôi cứ đợi xem cái hội nhà báo kia làm ăn ra sao. Mới có hơn 2 tháng mà đã biết kết quả. Với bản chất hám lợi của toàn những kẻ điêu toa và nhân phẩm thấp hèn, mới hôm qua chúng còn“cắt máu ăn thề” với nhau, để “cống hiến” quên thân cho sự nghiệp lớn… Nhưng sự nghiệp lớn chưa thấy đâu mà chỉ thấy như bầy sói đói tranh mồi mà cắn xé nhau như những kẻ lưu manh hèn hạ. Mà chúng tranh nhau điều gì? Cũng chỉ là tranh nhau chiếc ghế ảo danh,tranh nhau những đồng tiền bẩn. Vậy thử hỏi, nhân dân sẽ trông đợi được gì ở bầy sói kia?
Chỉ có điều là tôi thương cho những người nhẹ dạ nên đã tin theo Dũng. Với những mỹ từ làm lóa mắt người kia, Dũng đã lừa được bao nhiêu người để phục vụ cho những ý đồ chính trị thâm hiểm của mình?

Lại nhớ đến những bông hoa hoang dã.Ôi! Cái giống hoa kia không phải là hương đồng gió nội như xưa tôi đã nghĩ (mặc dù linh tính cũng thấy nó kì lạ). Nhưng giờ tôi mới nhận ra sự cao tay của Dũng – tác giả loài hoa ấy. Những bông hoa hoang dã kia vạch mặt ra cũng chẳng khác nào những bông hoa anh túc sặc sỡ mỹ miều mà đầy nhựa độc chết người. Truyền thuyết kể rằng hoa anh túc  sinh ra để thỏa mãn cho tham vọng trả thù và những toan tính cá nhân của một người phụ nữ thâm độc. Những bông hoa hoang dã của Phạm Chí Dũng bây giờ tôi mới nhận ra bản chất của nó – loài hoa kinh khủng! Cũng là loài hoa kia – loài hoa ra đời để thực hiện cho những âm mưu đen tối khủng khiếp của những tham vọng cá nhân bất mãn khó thành nhưng lại được ngụy trang bằng vẻ đẹp mê hoặc của những mỹ từ tráo trở! Làm sao có thể tin được một kẻ giả dối lật lọng chỉ biết đến có hai từ “quyền lực”? Vì vậy, mới chỉ chung thuyền hai tháng mà Ngô Nhật Đăng – kẻ “già đời” bị Dũng làm lóe mắt bằng những lời lẽ bóng bẩy đãbị Dũng cho “nốc ao” chỉ bằng cái phảy tay khi Dũng thấy có sự “tiếm quyền”, tranh giành “ngôi vị”. Bất chấp việc Dũng hiểu mới thành lập được hơn hai tháng mà đã “cắn xé” nhau như thế chẳng hay ho gì, nhưng bản chất tráo trở của kẻ lưu manh ngông cuồng ôm đại mộng khiến Dũng không thể chịu đựng được sự lu mờ vị thế “chủ tịch” của mình!

Chỉ ái ngại cho nhiều kẻ bị “những bông hoa hoang dã” kia đầu độc mà mất hết lý trí, lạc vào con đường tăm tối phản bội lại chính Tổ quốc quê hương của mình! Hay họ “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, cũng là những người ôm mộng lớn – giấc mộng nổi tiếng điên rồ và quyền lực ảo tưởng?
Những bông hoa ác kia dù có rực rỡ bao nhiêu cũng chỉ đem lại sự kinh khủng cho con người. Những mỹ từ kia dù có hoành tráng bao nhiêu cũng không che giấu được dã tâm xấu xa. Nhưng nếu cứ để nó nảy nòi một cách tự do thử hỏi nó sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Đã có đến 7 hội viên xin rút tên khỏi hội, trong đó có cả linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh – Phó Chủ tịch thường trực hội! Và con số chắc sẽ không dừng lại ở đấy khi các hội viên đã bắt đầu nhận ra bộ mặt thật của ngài “Chủ tịch” Phạm Chí Dũng. Rồi đây sẽ là những ai nữa tiếp tục ra đi…? Không biết liệu còn ai nữa đang mơ màng trong niền vinh dự tự hào vẻ vang được đứng tên trong hàng ngũ của hội, còn có ai “đồng thanh tương ứng”, “đồng khí tương cầu” với “anh hùng thông tin” Phạm Chí Dũng nữa đây?!….,/p>

K.T