NGUYỄN QUANG LẬP MỘT KẺ PHÁ BĨNH TRÊN TRUYỀN THÔNG LỀ TRÁI

Thời gian qua, trên mạng truyền thông lề trái xuất hiện nhiều lời tung hô, ca tụng về chủ nhân của blog thuộc vào loại “có tiếng” hiện nay – Nhà văn, nhà biên kịch, nhà báo Nguyễn Quang Lập đã khiến tôi tò mò và quyết định quyết định tìm hiểu về con người này.

Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập) từng học Đại học Bách khoa, là kỹ sư vô tuyến điện. Nghiệp văn đeo đuổi hai anh em Nguyễn Quang Lập (SN 1956), Nguyễn Quang Vinh (SN 1959), trong khi ông anh cả, GSTS Nguyễn Quang Mỹ  (SN 1937, Chủ tịch Hội Hang động học Việt Nam theo đuổi nghiên cứu khoa học địa mạo. Nếu đứng trên khía cạnh tài năng của một nhà văn thì Nguyễn Quang Lập thuộc vào số những nhà văn có thể viết khỏe so với những nhà văn khác cùng thế hệ. Bản thân ông cũng từng trải qua những năm đau thương của dân tộc nơi trận mạc. Đã có lúc sự cống hiến của ông đã được độc giả yêu văn ông đánh giá cao nhưng đây cũng là những gì tốt đẹp nhất mà tôi được biết về ông.

Những năm gần đây khi sự nổi tiếng qua những tác phẩm văn chương đã không còn sức hút, Nguyễn Quang Lập chuyển hướng để ra sức tạo dựng hình ảnh mới qua việc viết blog với lối viết chẳng giống ai. Thay vì viết văn là những lời bình luận khiếm nhã, vụn vặt một cách vô thức, “Bọ Lập” đã trở thành là một kẻ phá bĩnh truyền thông, lính đánh thuê chuyên đưa tin lề trái với lượng tin được đăng tải lên đến hang chục bài viết mỗi ngày trên blog “Quê Choa”. Số lượng bài kể chuyện tốt thì ít, viết tầm phào, phá phách, suy diễn vô căn cứ thì nhiều đã biến blog này trở thành một trang lá cải để câu view và tạo sân chơi cho những nhà “rân chủ” ở trong, ngoài nước cùng tham gia phá phách.

Khi đọc bài viết “100 triệu view và vài lời kính cáo” của Nguyễn Quang Lập tôi mới thấy hết được những mâu thuẫn, trái ngược đan xen với sự ảo tưởng trong chính con người ông. Thật nực cười cho những lời tâm sự từ trong đáy lòng của ông rằng Bọ Lập không còn trẻ nữa để chơi trò câu view, bọ cũng thừa nổi tiếng (trong nước) để không cần phải nổi tiếng hơn nữa, chỉ vì bọ nghe theo cụ Phan Châu Trinh “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Đó là lời kêu gọi luôn đúng cho mọi thời, thời này càng đúng đắn và khẩn thiết”. Thực tế, chỉ có cách đưa tin lề trái ông mới có thể thu hút, câu view nhằm nhận được sự quan tâm, đồng cảm của những nhà “dân chủ”. Không chỉ nói xuông, Bọ Lập còn cố tình đánh bóng hình ảnh là một người yêu nước “chính nghĩa” để nhận được sự thương hại khi tích cực tham gia các cuộc tụ tập, biểu tình dù ông ta rất khó khăn trong việc đi lại.

Ông ta nói rằng, Bọ Lập từ trước đến nay không theo ai không chống ai, và sẽ không theo ai không chống ai, vì đó không phải việc của nhà văn. Trước sau bọ Lập xin làm một người lái đò nhỏ chở con thuyền SỰ THẬT  đến với dân, chỉ vậy thôi, không có gì khác”. Nghe xong ai cũng có thể tưởng đây là một người có tâm huyết với đất nước, một chiến sỹ “bút chiến” vì nước, vì dân. Nhưng sự thật đã phủ nhận lời nói trên khi Bọ Lập được cái gọi là “Hội nhà văn độc lập Việt Nam” ra sức ca tụng, tung hô với vai trò là người khởi xướng ra cái hội này và đóng góp nhiều công sức khi thiết kế ban đầu và làm admin cho trang mạng “Văn Việt”. Mặc dù đã tuyên bố trên mạng là rời bỏ hội nhưng thực chất ông đang ngấm ngầm làm tay sai cho những nhóm người này, giúp giới này tạo nên một luồng truyền thông với toan tính cho những âm mưu vụ lợi cá nhân. Bọ Lập có thể không nhận ra rằng ông đang dần trở thành nạn nhân của chính những phá cách táo bạo và liều lĩnh của mình, nhưng rất hèn vì chỉ dám nói lại hoặc quá kém không thể tự mình nói được.

Qua bài viết này tôi không hy vọng có thể lay động được ý chí, cũng như lối suy nghĩ hành động ngang ngược của một kẻ phá bĩnh trên truyền thông lề trái như Bọ Lập hay kéo ông về với thực tại. Với những gì được chứng kiến thời gian qua tôi cho rằng cuộc đời ông không nhất quán trong suy nghĩ, ông có thể thờ bất kể những ai ở những giai đoạn khác nhau. Quá khứ đẹp bao nhiêu, vinh quang bao nhiêu thì hiện thực lại đen tối, ê chề ấy nhiêu. Ông đã lạc lối trong chính con đường mình, những lối mòn quen thuộc đã được thay bằng những con đường mới chẳng giống ai và ông ông cần hiểu mình đang ở đâu mình đã đi bao xa. Hơn ai hết, Nguyễn Quang Lập hiểu được cái giá mình phải trả nếu đi lệch hướng.

Người dân