Tự do ngôn luận cho tất cả mọi người

Anders Fogh Rasmussen. “Free Speech for All,” Project Syndicate, Jan. 13, 2015.
Vụ tấn công tạp chí Pháp Charlie Hebdo là một cuộc tấn công vào nền dân chủ, tự do, và vào những lý tưởng là nền tảng cho mọi xã hội tự do. Bởi phải đối mặt với các lực lượng cực đoan và khủng bố, chúng ta phải đủ can đảm để cất tiếng nói ủng hộ cho những lý tưởng này và để bảo vệ quyền được nói ra những gì chúng ta tin. Nhưng chúng ta cũng phải chú ý tôn trọng thực tế rằng những người khác cũng có quyền tương tự.
Charlie Hebdo không phải là ấn phẩm đầu tiên bị tấn công vì phát hành những hình ảnh mà một số người cho là xúc phạm Hồi giáo. Năm 2005, khi tôi còn là Thủ tướng, tờ báo Đan Mạch Jyllands-Posten đã gây tranh cãi quốc tế bằng việc xuất bản mười hai bản phác họa Nhà tiên tri Muhammad. Một số người Hồi giáo ở Đan Mạch cũng như ở nước ngoài đã cáo buộcJyllands-Posten tội báng bổ vì cho xuất bản hình ảnh của Nhà tiên tri. Một số khác cho rằng những hình ảnh đó là xúc phạm Hồi giáo. Đã có những lời kêu gọi trả đũa tờ báo, chống lại chính phủ của tôi, và chống lại lợi ích quốc tế của Đan Mạch.
Phản ứng của chúng tôi được đưa ra dựa theo nguyên tắc tự do ngôn luận là một trong những trụ cột của nền dân chủ, và phá hoại tự do ngôn luận là làm phá hoại chính nền dân chủ. Ở các nước tự do, mọi công dân đều có quyền nói những gì mình muốn, tin tưởng những gì mình muốn, và chỉ trích hay nhạo báng những gì mình muốn – bằng văn bản, bản vẽ, hoặc bằng bất kỳ hình thức biểu hiện ôn hòa nào khác. Mọi công dân cũng đều có quyền không đồng ý với ý kiến của người khác và đều có quyền bày tỏ sự bất đồng theo một cách hợp pháp và hòa bình.
Năm 2005, trong cuộc khủng hoảng tranh biếm họa (tức vụ Jyllands-Posten – ND), một số nhà bình luận và chính trị gia trong thế giới Hồi giáo tuyên bố rằng quyền tự do ngôn luận đã bị lạm dụng và kêu gọi lên án các bức biếm họa và một lời xin lỗi, trước hết là từ Jyllands-Posten, sau đó là từ chính phủ của tôi. Chắc chắn, cách sử dụng quyền tự do ngôn luận tốt nhất là bằng một cách khôn ngoan và có trách nhiệm. Nhưng chúng tôi đã tin, và đến giờ tôi vẫn tin, rằng tìm cách hạn chế quyền tự do ngôn luận là không khôn ngoan và vô trách nhiệm, và rằng cách đúng đắn nhất để phản ứng lại sự xúc phạm là đưa ra lời phản biện, chứ không phải là tổ chức một cuộc tấn công khủng bố. Và trong các nền dân chủ, ta luôn có thể đưa vụ việc ra tòa.
Nguyên tắc đó đã đưa chúng tôi vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2005. Chúng tôi đã không xin lỗi vì những quyết định biên tập của một tờ báo độc lập, bất chấp sức ép rất lớn từ các nhóm và chính phủ Hồi giáo. Chúng tôi cũng không tìm cách biện minh cho việc xuất bản các bức biếm họa. Chỉ đơn giản là chúng tôi đứng lên cho tự do ngôn luận.
Bất chấp những cảm giác bàng hoàng và giận dữ mà chúng ta dành cho cuộc tấn công nhằm vào Charlie Hebdo, tất cả chúng ta phải giữ vững nguyên tắc đó bởi hạn chế tự do ngôn luận sẽ làm suy yếu chính các xã hội của chúng ta. Cuộc tấn công các nhà báo của Charlie Hebdo là kinh tởm và đáng khinh bỉ, nhưng nếu chúng ta phản ứng bằng cách hạn chế sự tự do mà xã hội chúng ta lấy làm nền tảng, chúng ta sẽ rơi vào tay những kẻ giết người.
Các chính phủ phải đứng lên cho quyền tự do của các nhà báo được viết những gì họ muốn và quyền tự do của mỗi người dân được ủng hộ hoặc phản đối những gì họ viết. Và các nhà báo phải tiếp tục viết và vẽ những gì họ tin. Tự kiểm duyệt sẽ làm suy yếu quyền tự do của họ và đặt thêm gánh nặng lên tự do ngôn luận.
Trong những ngày qua, một số biên tập viên đã quyết định rằng phản ứng đúng đắn cho vụ thảm sát Charlie Hebdo là tái xuất bản tranh biếm họa của tạp chí này. Một số quyết định ngược lại. Có một số chỉ trích những hành động của Charlie Hebdo. Các biên tập viên có quyền đưa ra những quyết định này và thể hiện chúng nếu như họ thấy phù hợp. Đó là bản chất của dân chủ. Cái ngày mà những quyết định đó được đưa ra vì sợ bị trả thù cũng là ngày mà sự tự do của chúng ta chấm dứt.
Đối với các công dân, tự do ngôn luận có nghĩa là đủ can đảm để nói ra những gì họ tin mà không cần đến bạo lực để chống lại các nhà báo hay chống lại các đại diện của bất kỳ tín ngưỡng tôn giáo nào. Bắn giết các nhà báo trong máu lạnh chỉ vì họ đã in những bức biếm họa là một tội ác ghê tởm. Nhưng tấn công một nhà thờ hay hành hung một người Hồi giáo vì đức tin của họ cũng chẳng khác gì.
Sẽ có nơi để tranh luận, thậm chí một cách gay gắt, về câu hỏi đạo đức sâu sắc là làm thế nào để cân bằng quyền tự do ngôn luận với tôn trọng tôn giáo. Nhưng vũ khí của cuộc tranh luận này nên là những từ ngữ, không phải vũ khí – là bàn phím, không phải súng AK. Mỗi người chúng ta đều có quyền đưa ra ý kiến. Nhưng không ai được có quyền giết những người mình không đồng ý.
Cuộc diễu hành của hàng triệu người ở Paris hôm 11 là biểu hiện tuyệt vời của tình đoàn kết và hòa bình. Mỗi nhà lãnh đạo và lập pháp cần phải phấn đấu để sống cho những lý tưởng trong khi đáp lại các mối đe dọa đến từ chủ nghĩa cực đoan.
Như mọi người đều hi vọng, các cuộc tấn công khủng bố tại Paris sẽ là một sự thay đổi trong việc bảo vệ tự do báo chí và tự do nói chung, bởi hàng triệu người đã nhận ra những gì đang bị đe dọa. Chúng ta không thể coi nhẹ quyền tự do biểu đạt. Chúng ta phải đứng lên vì nó và bảo vệ nó, thậm chí và có lẽ đặc biệt là khi chúng ta không đồng ý với những gì đang được thể hiện.
Anders Fogh Rasmussen là cựu Thủ tướng Đan Mạch và Tổng thư ký NATO, người sáng lập và Chủ tịch Rasmussen Global.
blog Hữu Nguyên.

Phiếu tín nhiệm trong Đảng cần được công khai

Nhà văn: Phạm Viết Đào.

Tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình, Hà Nội tháng 6 vừa qua, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Ban chấp hành TƯ sẽ lấy phiếu tín nhiệm từ Tổng bí thư trở xuống. Đây chính là một bước tiến về dân chủ trong Đảng.

Việc đánh giá cán bộ không phải bây giờ chúng ta mới làm. Phê và tự phê trong Đảng là một hình thức đánh giá. Tuy nhiên lần này chúng ta làm công khai và có hệ thống theo tình thần nghị quyết TƯ 4. Tiếp theo việc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội, việc lấy phiếu tín nhiệm những cán bộ chủ chốt của Đảng là việc làm cần thiết trong điều kiện hiện nay của Đảng. Tổ chức đảng hoàn thành nhiệm vụ tức là những cá nhân cụ thể hoàn thành nhiệm vụ và ngược lại.
Dư luận cho rằng quan liêu, tham nhũng trong Đảng ngày càng trầm trọng. Đảng ta cũng đánh giá nguy cơ tham nhũng đe dọa sự tồn vong của Đảng Trong lần triển khai nghị quyết TƯ 4 vừa qua, bước đầu Đảng đã thực hành công khai dân chủ trong việc đánh giá cán bộ chủ chốt. Việc lấy phiếu tín nhiệm là bước tiếp theo của việc thực hiện Nghị quyết TƯ.
Tuy nhiên vẫn có người băn khoăn cho rằng nếu việc lấy phiếu tín nhiệm rơi vào hình thức, không phản ánh đúng thực chất phẩm chất, năng lực lãnh đạo, điều hành của những cán bộ trong cơ quan quyền lực cao nhất sẽ tạo nên tiền lệ không tốt đối với lòng tin của người dân.
Sau khi QH và HĐND các cấp lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn, dư luận cho rằng việc thiết kế các mức như vậy là an toàn, không có cán bộ nào quá 50% tín nhiệm thấp. Người cao nhất cũng chỉ ở khoảng 40%.

Nói như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đây là bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu và việc làm thận trọng cũng là điều dễ hiểu, “cái gì chưa phù hợp với thực tiễn thì cần có sự đánh giá và rút kinh nghiệm”.

Khi đưa ra chủ trương bỏ phiếu, quần chúng rất tin tưởng. Thực tế vừa qua ở nhiều lĩnh vực còn để xảy ra tham nhũng, thất thoát. Mà những vụ việc này có địa chỉ cụ thể. Người dân muốn những ai chưa hoàn thành nhiệm vụ phải được chỉ ra và cần có biện pháp xử lý.
Lần này bỏ phiếu trong Đảng, đảng viên và quần chúng cũng rất kỳ vọng. Đó cũng là đòi hỏi từ thực tiễn. Bỏ phiếu đánh giá đúng mới thúc đẩy sự phát triển.
Bỏ phiếu trước hết phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ, vị trí công tác được phân công. Từ đấy đối chiếu gắn với tình hình thực tế đang diễn ra như kinh tế, văn hóa, xã hội, đời sống nhân dân, quốc phòng an ninh… đã thể hiện năng lực của người đó ở mức độ nào so với chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tình hình đất nước vừa qua, tình hình nhiệm vụ các bộ ngành người dân bây giờ đều nắm bắt được. Nói hoàn thành nhiệm vụ nhưng bộ ngành đó nhiều thiếu sót khuyết điểm thì cá nhân đứng đầu phải chịu trách nhiệm.
Đảng lãnh đạo bằng chủ trương nghị quyết nhưng Đảng cũng cử những cán bộ chủ chốt của Đảng lãnh đạo phụ trách ở những lĩnh vực cụ thể. Nói Quốc hội, Chính phủ làm tốt tức là các cá nhân được Đảng phân công phụ trách ở những lĩnh vực đó tốt và ngược lại. Một địa phương có nhiều sai phạm tiêu cực trước hết Bí thư ở đó phải chịu trách nhiệm trước Đảng.
Mỗi đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm ở những chức danh khác nhau, tính chất công việc đánh giá hoàn toàn khác nhau và mức độ tín nhiệm sẽ khác nhau. Thông tin từ bản báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ, chức trách được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm cộng với thông tin từ dư luận xã hội là cơ sở để bỏ phiếu. Tuy nhiên để đạt đến độ chuẩn mực, chính xác tương đối, cần sàng lọc thông tin về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm.
Như vậy việc đánh giá từng cá nhân cụ thể là phải căn cứ chức trách nhiệm vụ cụ thể. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm công việc mà Đảng phân công cho mình.
Đất nước trong những năm vừa qua sự phát triển dường như chững lại, cụ thể nhất là GDP, nhiều sai phạm diễn ra.
Về khách quan, tình hình kinh tế thế giới vừa qua nhiều biến động do cuộc khủng hoảng kéo dài. Nhưng ta không vin cớ vào đó để che giấu những yếu kém, khuyết điểm. Đảng lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trước dân về điều đó, những nhân sự được Đảng phân công phải chịu trách nhiệm trước Đảng chứ không thể đổ lỗi chung chung. Đảng cần công khai kết quả phiếu tín nhiệm cho toàn dân biết.
Nếu sau cuộc lấy phiếu, Đảng đánh giá đúng từng con người cụ thể, từng lĩnh vực cụ thể mà người đó đảm nhiệm thì sẽ tạo được uy tín của Đảng, tạo được lòng tin của đảng viên và quần chúng.
Đảng lãnh đạo không chỉ bó gọn trong công việc của Đảng. Đảng lãnh đạo đất nước thì mỗi việc làm của Đảng đều tác động đến đất nước.

Đấu tranh với những tư tưởng phản động, xuyên tạc Tạm giữ hình sự đối tượng Hồng Lê Thọ: Bài học cho những ai định “khoác áo” dân chủ mà bất chấp pháp luật

Như báo PLVN đã đưa tin, theo tin tgiác ca qun chúng, hi 10h30ngày 29/11/2014, cơ quan An ninh điu tra Công an TP HChí Minh đã bt qutang, sau đó ra lnh khám xét khn cp và tm gihình sự đối tượng Hng Lê Th, sinh năm 1949; hkhu thường trú ti s32 Cu Long, phường 15, qun 10, Thành phHChí Minh. Ngay lp tc Vit Nam Thi báomà trc tiếp là “ChtchPhm Chí Dũng đã có bài viết hòng xuyên tc mt công vic bình thường ca cơ quan Công an Vit Nam, tung homù nhm làm sai lch dư lun.

Theo cơ quan An ninh điu tra, đối tượng Hng Lê Thọ đã có hành vi đăng ti các bài viết trên mng Internet có ni dung xu, thông tin sai lch làm gim uy tín, mt lòng tin trong nhân dân vi cơ quan Nhà nước, tchc xã hi, công dân, quy định ti điu 258 – BLHS nước CHXHCN Vit Nam. Hin cơ quan An ninh điu tra Công an TP HChí Minh đang tiếp tc làm rõ hành vi sai phm ca Hng Lê Thọ để xlý theo quy định ca pháp lut.

Câu hi ngang ngược

Thế nhưng, dù vvic đang được làm rõ, Phm Chí Dũng đã “nhanh nhucó ngay mt bài viết vi cái tít là mt câu hi ngang ngược bbt vì lý cgì?” Đặc bit, trong bài viết, Phm Chí Dũng còn chêm vàonhng bình lun cc kchquan, nng mùi suy din mà qua đó có thkhiến dư lun hiu sai vnhng gì mà cơ quan an ninh đang làm.

Trong thông báo công khai ca mình, cơ quan công an đã nói rt rõ ràng, đối tượng Hng Lê Thọ đã bbt qutang, nghĩa là cơ quan bo vpháp lut bt đối tượng ngay khi đối tượng đang thc hin hành vi ti phm. Theo quy định ti Blut ttng hình sVit Nam, thì “đối vi người đang thc hin ti phm hoc ngay sau khi thc hin ti phm thì bphát hin hoc bị đui bt, cũng như người đang btruy nã thì bt kngười nào cũng có quyn bt và gii ngay đến cơ quan Công an, Vin kim sát hoc Uban nhân dân nơi gn nht. Các cơ quan này phi lp biên bn và gii ngay người bbt đến Cơ quan điu tra có thm quyn. Khi bt người phm ti qutang hoc người đang btruy nã thì người nào cũng có quyn tước vũ khí, hung khí ca người bbt.

Quy định ca pháp lut rõ ràng là vy, đối tượng Hng Lê Thọ đang thc hin hành vi ti phm là viết, đăng ti các bài viết lên mng Internet có ni dung xu, thông tin sai lch làm gim uy tín, mt lòng tin trong nhân dân vi cơ quan Nhà nước, tchc xã hi, công dânthì bbt qutang, vy cn gì phi đặt câu hi bt vì lý cgì?Nếu hành vi phm ti qutang bbt gimà vn còn bnghi ngthì không biết người ta còn có thlàm vic gì cho khi nghi ng? Nói cách khác, câu hi ca Phm Chí Dũng nêu ra không gì khác hơn chính là mt mũi dùi soi mói, bi móc hòng làm dư lun phân vân, nghi ngờ đối vi cơ quan công an. Xin hi Phm Chí Dũng, nếu ông thy có kẻ đang dt trm chiếc xe máy ca ông ra khi nhà, ông slao đến bt gingay hay ngi phân vân đặt câu hi nên bt vì lý cgì”?

Đừng mượn màudân ch, nhân quyn

Trong khi Hng Lê Thchp hành lnh bt, khám xét ca cơ quan công an, chưa tbt cứ ý kiến gì thì nc cười thay, bên ngoài đã có Phm Chí Dũng kêu thay ly đỡ” theo kiu trâu lm vy cànthế này: Hng Lê Thlà mt trí thc ôn hòa chính tr, không phe phái và rt chng mc vcách cư x. Là mt Vit kiu Nht hi hương, anh lng lsng và làm vic Sài Gòn, mtrang blog Người Lót Gch như mt kênh tng hp thông tin phn bin xã hi, thường trc ni bc xúc trước hin tình ri ren đổ nát ca xã hi và nn chính tr.và “Hng Lê Thkhông hlà mt nhân vt nhỏ”. Anh có chỗ đứng được tôn trng trong gii kiu bào Vit Nam hi ngoi. Anh cũng được nhiu người trong gii tranh đấu dân chvà nhân quyn Vit Nam biết đến.

Mt ln na, Phm Chí Dũng li vin đến dân chvà nhân quyn như mt con bàigánh đỡ Hng Lê Thmà ctình không hiu rng dân chvà nhân quyn không đồng nghĩa vi được tdo làm nhng vic trái pháp lut.

Nhà nước Vit Nam tôn trng và luôn cgng hết sc để đảm bo, nâng cao hơn na quyn con người, mrng dân chtrong Đảng, trong Nhà nước cũng như ra toàn xã hi. Tuy nhiên, thc hành dân ch, bo đảm nhân quyn phi nm trong khuôn khquy định ca Hiến pháp và pháp lut. Hng Lê Thcó thgóp trí tu, sc lc, tiếng nói ca mình cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Vit Nam tìm ra nhng gii pháp, cách thc tt nht nhm phát huy dân ch, nâng cao quyn con người chtuyt đối không được mượn màudân ch, nhân quyn để “đăng ti các bài viết trên mng Internet có ni dung xu, thông tin sai lch làm gim uy tín, mt lòng tin trong nhân dân vi cơ quan Nhà nước, tchc xã hi, công dân. Nói hay viết, bàn hay lun vdân chvà nhân quyn thì trước tiên phi đảm bo khách quan, đúng stht, có chng lý khoa hc; ngược li, thông tin lch lc, phiến din, được vic người này mà mt uy tín người kia thì thc sự đó không phi là nhng tiếng nói, thái độ chân tình, thng thn. Nhà nước và nhân dân Vit Nam trân trng nhng li nói, vic làm chân tình, thng thn chdt khoát không hoan nghênh nhng vic làm ám mui, nhng li nói kiu đâm bthóc chc bgonhư Phm Chí Dũng hay Hng Lê Thọ đã làm, đã nói.

Dư lun shiu đúng

Trong bài viết ca mình, để “bênhcho Hng Lê Th, Phm Chí Dũng còn đem cdư lun bà con Vit kiu ra hòng gây sc ép dont rng vic bt Thọ “slp tc gây phát sinh phn ng mc độ căng thng ca số đông kiu bào người Vit đối vi Nhà nước Vit Nam. Ô hay, Phm Chí Dũng là ai mà có thể đường đường tthái độ thay hàng triu người Vit Nam nước ngoài?

Người Vit Nam – dù là trong nước hay ngoài nước – thì đều mong mun có mt đất nước hoà bình và hu ngh, đời sng người dân được an ninh, an toàn. Bt cmt cá nhân, mt thế lc nào âm mưu phá hng sự ổn định, an ninh ca đất nước cũng như sbình yên ca mi người dân thì đều không thể được dung th. Tuyt đại bphn người Vit nước ngoài đã và đang tích cc đóng góp công sc, trí tuvà tâm huyết cùng Đảng, Nhà nước ta phát trin đất nước, nâng cao đời sng người dân thông qua nhng vic làm, li nói thiết thc chkhông phi bng nhng bài viết sai lch, nhng thông tin nói xu như Hng Lê Thhay Phm Chí Dũng đang làm. Cũng bng nhng vic làm, li nói cth, nhng chtrương, đường li ca Đảng và Nhà nước ta, nhng thành tu to ln trên tt ccác mt kinh tế, chính tr, văn hoá xã hi và đối ngoi đã thc sthuyết phc được cng đồng người Vit Nam sinh sng nước ngoài. Tin tưởng vào Đảng, Nhà nước cũng như thu hiu nhng khó khăn còn hin hu ca đồng bào mình trong nước, nhng năm gn đây, ngày càng nhiu hơn người Vit Nam ta quay vnước sinh sng, đầu tư làm ăn, góp phn thúc đẩy nn kinh tế trong nước phát trin.

Vi số ít nhng cá nhân chỉ “mượn màudân ch, nhân quyn để xuyên tc nhng thành tu to ln ca nhân dân Vit Nam, làm sai lch nhng cái nhìn về đất nước và con người Vit Nam như Hng Lê Th, dư lun trong và ngoài nước không còn lgì nhng thủ đon ca chúng mà không ngn ngi vch mt chtên” đồng thi bày tsự đồng vi nhng gì mà các cơ quan chc năng ca Vit Nam đang làm để gigìn, đảm bo mt môi trường bình yên, trong lành cho quê hương, đất nước mình.

Nhân đây cũng mt ln na có li nhn gi đến Phm Chí Dũng và bt cnhng ai đã và đang githái độ chng đối, thù nghch Nhà nước Vit Nam rng, stht có sc mnh hơn mi bài viết, li nói. Các cxưa chng đã có câu nói phi cci cũng nghe, hn Phm Chí Dũng không phi không hiu. Góp li, góp tiếng mt cách chân tình, thng thn và cu th, tuân thcác quy định ca pháp lut thì chc chn snhn được sự đồng tình, ng h; ngược li, xuyên tc, kích động, bôi nh, bêu riu nhng gì Đảng, Nhà nước và nhiu thế hngười Vit Nam đã phi đổ xương máu ra dng xây và gìn githì chc chn sbnghiêm tr. Vvic Hng Lê Thtiếp tc là tiếng chuông cnh báo cho bt cai, bt cthế lc nào dám chà đạp chân lý, xuyên tc stht, mượn tay dân ch, nhân quyn, bt chp pháp lut mà che chn cho nhng mưu đồ thù nghch. Con đường phát trin, đi lên ca đất nước và con người Vit Nam không cho phép bphá hoi bi bt kthế lc đen ti nào/.

Thin Phương

Khốn nạn những kẻ “ăn ốc nói mò”…!

phê chuẩn. Ngay khi kết quả được công bố, người dân và cử tri cả nước rất phấn khởi bởi tinh thần dân chủ, cầu thị, khách quan và minh bạch đã hiển hiện đặc biệt rõ, cho thấy Quốc hội đã chuyển tải được ý nguyện của cử tri và nhân dân cả nước và ngược lại, tiếng nói, đánh giá của cử tri và nhân dân cũng đến được đầy đủ với Quốc hội thông qua các vị đại biểu của mình.

Ấy thế mà, bên cạnh sự thật hiển nhiên và không gì che đậy được ấy, người ta vẫn nghe thấy ở đâu đó những giọng nói lạc điệu, những ý kiến trái chiều một cách đầy ác ý khi nhìn nhận về cuộc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội Việt Nam. Một trong những “giọng nói”, “ý kiến” ấy là của Phạm Chí Dũng – Chủ tịch của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”.

Nói “như đúng rồi”

Cũng phải nói ngay rằng, đây không phải là lần đầu tiên, Dũng phát biểu “ý kiến” một cách liều mạng như vậy. Không có tư cách của một nhà báo, cũng chẳng có điều kiện được tiếp xúc với đa chiều các nguồn tin, vậy nhưng Dũng tự cho mình cái quyền tha hồ phán xét, thoải mái hóng hớt kiểu “nghe hơi nồi chõ” rồi gõ máy tính ào ào, tự xuất bản trên “Việt Nam Thời báo” những bài viết, ý kiến của mình mà bất chấp một sự thật rằng, những thông tin Dũng có chỉ là phiến diện nên dẫn đến những bình luận rút ra cũng chỉ là suy diễn, rất thiếu căn cứ khách quan và khoa học.

Trong một bài viết mới nhất có tựa đề “Sau thoát hiểm sẽ là gì?”, Phạm Chí Dũng chĩa ngay ngòi bút vào Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mà “phán” như “đúng rồi” rằng “vừa thoát hiểm một cách kỳ lạ” (!?) Người ta không thể không đặt ra ít nhất là 2 câu hỏi chỉ với 7 chữ mà Phạm Chí Dũng vừa “phán”.

Thứ nhất, dựa vào đâu mà Phạm Chí Dũng cho rằng cuộc lấy phiếu tín nhiệm là một sự nguy hiểm để sau đó cho rằng có sự “thoát hiểm”? Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn chỉ mà một trong số nhiều hoạt động hợp hiến, hợp pháp mà Quốc hội Việt Nam được quyền thực hiện. Bất cứ chức danh nào do Quốc hội bầu, phê chuẩn cũng đều được tập thể các Đại biểu xem xét, cân nhắc, đánh giá và bỏ phiếu “chấm điểm “ mức độ tín nhiệm. Việc làm này đến nay đã được Quốc hội Việt Nam thực hiện lần thứ hai, tuy so với hoạt động nghị trường ở nhiều quốc gia khác là không có gì mới song tại Việt Nam ta, đây là một bước tiến lớn thể hiện sự phát triển, trưởng thành đáng kể của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là biểu hiện sinh động của bản chất “của Dân, do Dân, vì Dân” của Nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta, trong đó có Quốc hội. Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đánh giá mức độ tín nhiệm đối với một chức danh nào đó không chỉ thể hiện ý chí, nhận định chủ quan của vị đại biểu ấy mà còn thể hiện tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của cử tri và đông đảo nhân dân mà vị đại biểu ấy là người đại diện hay nói cách khác, lá phiếu của đại biểu Quốc hội như thế nào, “chấm” bao nhiêu “điểm” thì về cơ bản đó cũng chính là nhận xét “sự “cho điểm” của nhân dân và cử tri. “Yêu cho roi cho vọt”, cử tri và nhân dân tin tưởng giao phó để các vị Đại biểu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn 50 chức danh được gánh trọng trách thì cử tri và nhân dân – cũng thông qua các vị đại biểu – đánh giá, nhận xét những chức danh đó có làm tốt trọng trách, nhiệm vụ được giao hay không, được tín nhiệm ở mức độ nào; ngược lại, các chức danh gánh trọng trách thì cũng phải chịu sự kiểm tra, giám sát, nhận xét và cả “chấm điểm” chứ nào có gì nguy hiểm? Đã là lẽ tất nhiên “có giao việc phải có giám sát, kiểm tra, đánh giá” thì định kỳ được bỏ phiếu xem xét mức độ tín nhiệm cũng là việc bình thường nên làm, đâu có phải là việc “cháy nhà chết người” gì mà xem là “nguy hiểm”? Và đã không phải việc nguy hiểm, thì vượt qua việc ấy làm sao đáng gọi là “thoát hiểm”?

“Chỉ tay năm ngón”!

Thứ hai, người ta cũng cảm thấy thật nực cười khi Chủ tịch cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” nhấn mạnh một cách đầy chủ ý rằng “thoát hiểm một cách kỳ lạ”! Xưa đến nay, chỉ có những người hai tay đút túi áo, không làm bất cứ việc gì thì mới tạm coi là không có điều gì vướng cản, còn một khi dám xông pha gánh vác thì ai dám chắc không xảy ra những việc không được 100% như mong muốn? Như bất cứ một ai khác, Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trước hết là một Con người, bình thường như bất cứ người bình thường nào khác và có khác chăng là ở chỗ, ông được cử tri và nhân dân cả nước trao cho trọng trách làm người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016. Là người lãnh đạo Chính phủ, theo quy định của Hiến pháp là Luật Tổ chức Chính phủ, Thủ tướng có nhiều quyền hành nhưng bên cạnh đó, cũng phải thực hiện nhiều nhiệm vụ to lớn, phức tạp và nặng nề. Điều hành tình hình kinh tế xã hội của một quốc gia còn nhiều nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam với mức dự trữ không nhiều, thế mạnh không lớn, còn nhiều hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải thiếu thốn, đói ăn trong bối cảnh diễn biến quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, căng thẳng, thế mà Việt Nam vẫn đảm bảo được an ninh lương thực, giữ vững được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng, xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng cũng như thúc đẩy nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn với đời sống kinh tế quốc tế…tất cả cho thấy, tập thể Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng, cùng các vị Bộ trưởng, các Bộ ngành, địa phương và cả quốc gia đã thực sự nỗ lực hết mình, bất chấp khó khăn, dũng cảm dấn thân. Những nỗ lực ấy là có thực, không ai có thể phủ nhận và sau một năm nhìn lại – kể từ lần lấy phiếu tín nhiệm trước – Quốc hội và cử tri cả nước đã có lời khen tặng xứng đáng thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai vừa qua.

Đến đây, phải đặt mấy câu hỏi ngược lại cho những “giọng điệu” như của Phạm Chí Dũng: Nỗ lực làm cho tốt hơn thì đáng nhận được nhiều hơn sự tín nhiệm cao, sao có thể xưng xưng gán cho là “thoát hiểm một cách kỳ lạ”? Nếu là người đứng đầu Chính phủ, liệu có thể làm gì tốt hơn những gì Chính phủ đã thực hiện thời gian vừa qua? Người làm dễ hơn người nói, làm được thì hãy nói chứ hóng hớt, “nghe hơi nồi chõ” rồi “chỉ tay năm ngón” như Chủ tịch “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” thì thật chỉ lòe bịp được những ai nhẹ dạ, cả tin mà thôi.

“Giọng điệu” không ai nghe

Trong bài viết của mình, Phạm Chí Dũng còn có những câu chữ châm chọc một cách thô thiển đối với hệ thống chính trị Việt Nam, có ý mỉa mai, công kích, cố tình phủ nhận sạch trơn những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ và nhân dân cả nước trong việc tổ chức điều hành, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Tuy vậy, những “giọng điệu” hằn học, thù hận, kích động ấy không hơn gì những tiếng ruồi muỗi vo ve trong tổng thể những thành quả to lớn mà Việt Nam – bằng sự cần cù, nhẫn nại, khéo léo của mình – đã và đang đạt được.

Càng nói, càng viết, càng phán kiểu kẻ cả, khách quan suy luận thì ít mà chủ quan suy diễn là chủ yếu như kiểu Phạm Chí Dũng đã và đang khiến người ta phát ngán bởi trong những “bài viết” “bài nói” “bài phán” ấy chỉ rặt những kiểu rao giảng, lên mặt dạy đời mà chả có chút xíu nào thông tin và sự thật, càng không có những nhận xét, ý kiến thật sự tâm huyết, chừng mực, thật sự có lòng vì dân vì nước. Cũng bởi vậy mà giờ đây, cho dù cái “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” ra sức “đánh trống gõ mõ” với đủ thứ lòe bịp được trưng ra như “Quy chế làm việc của Ban lãnh đạo Hội”, “Quy chế quản lý tài chính – kế toán của Hội” hay “Thông báo chính thức về logo, măng sét, giao diện”…nhưng cũng chỉ lèo tèo dăm ba người ứng tiếng tham gia, thậm chí còn phải kêu gọi quảng cáo, tài trợ để có tiền duy trì. Những người tự xưng là “nhà báo” trong “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” cũng chỉ biết làm báo kiểu cóp nhặt, hóng hớt, chắp vá rồi xào nặn thông tin, thậm chí lấy nguyên bài của báo chí đứng đắn, đàng hoàng rồi “chêm” vào dăm ba trăm từ bẻ bai, chỉ trích, miệt thị và tung lên mạng rồi dương dương tự cho mình là “nhà báo lớn”.

“Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, cho đến lúc này, đã cho dư luận thấy rõ là một “chân dung” lố bịch, quái gở với những “giọng điệu” “ăn ốc nói mò” chẳng còn ai buồn để mắt, để tai đến nữa!

St

Tiến Thoái

Các học tăng trong thiền viện Long Hổ đang mô phỏng một bức tranh long tranh hổ đấu trên bức tường trước chùa.

Bức tranh vẽ con rồng trên mây trong thế đang bay xuống, con hổ ở đỉnh núi trong thế chực lao lên. Tuy chỉnh sửa nhiều lần vẫn không thấy sinh động lắm. Gặp lúc thiền sư Vô Đức ở ngoài về, học tăng xin ý kiến thiền sư. Thiền sư ngắm bức họa xong nói:

– Hình dáng bên ngoài của long và hổ vẽ cũng không tệ, nhưng đặc tính của long và hổ thì các ngươi chưa miêu tả được. Các ngươi nên biết, trước khi con rồng muốn công kích, đầu nó phải rụt về phía sau; khi con hổ chuẩn bị tấn công, đầu nó phải hạ xuống thật thấp. Độ co rụt của cổ rồng càng nhiều , đầu của hổ càng thấp thì chúng lao tới càng nhanh, nhảy càng cao.

Chúng tăng hớn hở nói:

– Thiền sư nói thật chí lý. Chúng ta không chỉ vẽ đầu con rồng quá hướng về đàng trước mà đầu con hổ lại vẽ quá cao, thảo nào bức họa không có vẻ sinh động.

Thiền sư Vô Đức nhân tiện giảng giải thêm:

– Đạo lý đối nhân xử thế, tham thiền tu đạo cũng vậy. Phải thối một bước để chuẩn bị mới có thể vọt tới càng xa, khiêm tốn hạ mình mới có thể phóng lên cao hơn …

Chúng tăng hỏi:

– Người thối lui sao có thể tiến lên, người hạ mình sao còn có thể lên cao được?

Thiền sư Vô Đức nghiêm giọng nói:

– Các người hãy nghe bài thơ thiền sau đây của ta:

“Tay cầm mạ non gieo đầy ruộng; 

Cúi đầu nhìn thấy trời trong nước;

Thân tâm thanh tịnh mới là đạo, 

Thối lui vốn dĩ là tiến lên.”

Nguồn: Blog Hữu Nguyên

ĐẾN MỘT LÚC…

Thiện Trí
Đến một lúc, chúng ta bỗng thông hiểu tất cả mọi quy luật của đất trời rằng không có gì là trường tồn bất biến, ngược lại chính nhờ sự biến đổi ấy mà chúng ta có những điều mới mẻ tinh khôi.
Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.
Chúng ta sống quá lâu trong thành kiến và định kiến hẹp hòi cùng với lòng kiêu mạn đứng chen chân trong một ngôi nhà bản ngã.

Đến một lúc, chúng ta cần phải bước ra khỏi cửa để được ngắm nhìn toàn bộ sự mênh mông và bát ngát của đất trời.

Đến một lúc, chúng ta cảm nhận được niềm vui khi tấm lòng rộng mở và trái tim thắp sáng lên niềm tin yêu cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta nhìn lại và cười nhạo vào những trò hề do chính mình tạo ra và chúng ta trở nên lặng lẽ để thấy rõ sự cần thiết của tĩnh tại tâm hồn.

Chúng ta chợt nhận thấy quy luật sâu xa của cuộc sống hạnh phúc không chỉ là đón nhận mà còn phải là sự cho đi.

Đến một lúc, cảm thấy ngập tràn hạnh phúc không phải vì chúng ta vớt lên được cái gì đó từ dòng nước mà chính là quăng bỏ bớt cho dòng nước cuốn trôi.

Đến một lúc, chúng ta hiểu được sự thật của niềm vui không phải là ở đỉnh vinh quang hay ngọn núi ngập hoa vàng mà chính là từng bước chân thảnh thơi và được ngắm hoa cỏ dại trên đường.
Chúng ta chợt nhận ra rằng hạnh phúc không phải ở đâu xa mà chính là sự mãn nguyện trong từng phút giây hiện tại.

Khi đã trải qua bao nhiêu buồn vui thương ghét, bao hi vọng chán chường, bao thành công thất bại, đến một lúc chúng ta chợt nhận thấy rằng tất cả mọi sự đời đến và đi, có rồi không dường như chỉ là một tuồng ảo hóa.

Chúng ta cảm thấy mọi lý luận, ngôn từ đều thừa thãi, thay vào đó chỉ cần một nụ cười, một ánh mắt hoặc một tình thương nồng ấm dẫu chỉ là của người khách qua đường cũng đủ làm cho ta ấm lòng và tươi vui hơn trong cuộc sống.

Đến một lúc, chúng ta thấy tuổi trẻ của mình chỉ toàn là ước mơ cùng với nỗ lực vào tương lai hun hút, và đến lúc già đi thì luôn hồi ức tiếc thương một dĩ vãng đã xa rồi.

Trong một đời người ngắn ngủi chúng ta đã đánh lỡ đi bao sự sống nhiệm mầu trong thực tại đơn giản.

Đến một lúc, chúng ta hiểu ra rằng duy chỉ có tình thương, chứ không phải có bất cứ thứ gì khác giúp con người thiết lập được trật tự mới và hòa bình cho nhân loại..

Mọi dòng sông đều chảy ra biển cả, mọi con đường chân lý đều hướng về nẻo đạo vô biên và mọi yêu thương chung cuộc đều đạt đến chân phúc…

Đến một lúc, chúng ta cần phải dọn đất trồng hoa trên mảnh vườn của mình không nên mỏi mòn chờ đợi ai đó mang hương sắc đến dâng cho.

Tất cả mọi hành động của ta chỉ là những đợt sóng lăn tăn trên mặt biển nhưng trong lòng đại dương sâu thẳm vẫn còn đó sự lặng lẽ bình yên.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy những việc làm thường nhật phải là niềm vui cho sự sống hàng ngày chứ không phải là sự bắt buộc hay là một quán tính khô khan, máy móc của đời mình.
Hiểu ra rằng bản ngã ích kỷ thường khiến mình nhìn thấy lỗi lầm, sự xấu xa của người khác hơn là chính bản thân mình.

Chúng ta thường che đậy và bảo vệ mình khỏi tổn thương nhưng vô tình điều ấy là tự ôm chất độc và giết chết bản thân mình.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung là món quà tặng vô giá và cần thiết mà con người có thể trao tặng cho nhau không bao giờ cạn.

Khi chúng ta thấy mình tham vọng quá lớn trong khi đời người thật ngắn ngủi, đó là lúc mình hiểu ra hành trang cho lộ trình vạn dặm không phải là những gì có thể nắm bắt bên ngoài mà đó là yếu tố tâm linh bất diệt bên trong.

Đến một lúc, chúng ta hiểu con đường tâm linh thì tuyệt đối đơn độc, không ai có thể đi theo dẫu đó là người thân yêu nhất.

Chúng ta cảm nhận những khoảnh khắc tĩnh lặng nhỏ bé của tâm hồn quý giá hơn cả những tài sản được cất chứa chung quanh là lúc chúng ta định lượng được giá trị chân thật của một kiếp người.

Chúng ta hiểu rằng cần phải thánh hóa đời sống hơn là chạy đi tìm thiên đường ở chốn xa xăm.

Đến một lúc, chúng ta cảm thấy không sợ hãi địa ngục hoặc một thế lực tối cao, nhưng bằng trí tuệ tuyệt vời, chúng ta thấy rằng vạn pháp vốn là không và số phận tùy thuộc vào khả năng giác ngộ của chính mình.

Chúng ta cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản trước những mất mát, đau thương vì dòng nước thanh lương có thể cuốn trôi đi bao hệ lụy và có thể đưa chúng ta đến bến bờ rạng rỡ của ngày mai..
Theo Blog Hữu Nguyên

Chống tiêu cực trong cơ quan báo chí.

Hầu hết nhà báo chống tiêu cực là phanh phui tiêu cực ngoài xã hội, thuộc các cơ quan nhà nước cũng như một số tổ chức khác.  Còn quá hiếm nhà báo chống tiêu cực ngay trong nội bộ cơ quan báo chí. Phải chăng trong cơ quan báo chí không có tiêu cực? 

Bá Tân

Chống tiêu cực đang là công việc của toàn xã hội, của mọi công dân.

Sự tồn vong của chế độ đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi tiêu cực diễn ra tràn lan trên mọi lĩnh vực, mọi địa bàn.

Tiêu cực nói chung và tham nhũng nói riêng không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng.

Không thể nhắm mắt làm ngơ, nhiều công dân đã dũng cảm đứng ra chống tiêu cực. Phần lớn vụ việc tiêu cực bị đưa ra ánh sáng do quần chúng phát giác, tố cáo.

Báo chí là một trong những công cụ đắc lực tham gia chống tiêu cực. Nhiều nhà báo và không ít tòa soạn đã phanh phui nhiều vụ tiêu cực, kể cả những vụ án nghiêm trọng.

Báo chí thời nay, nếu không tham gia chống tiêu cực, khác nào tự cô lập và chỉ có thể tồn tại ở bên kia thế giới.

Nhiều nhà báo đã chấp nhận dấn thân chống tiêu cực, cho dù biết trước sẽ phải gánh chịu thương tổn.

Hầu hết nhà báo chống tiêu cực là phanh phui tiêu cực ngoài xã hội, thuộc các cơ quan nhà nước cũng như một số tổ chức khác.  Còn quá hiếm nhà báo chống tiêu cực ngay trong nội bộ cơ quan báo chí.

Phải chăng trong cơ quan báo chí không có tiêu cực? Thực ra với nhà báo, chống tiêu cực là công việc khó khăn và nguy hiểm, chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí càng khó khăn hơn.

Xét về tiêu chí nhà báo chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí, từ trước đến nay, không có tờ báo nào sánh được với báo Đại Đoàn Kết.

Tại báo Đại Đoàn Kết, liên tục nhiều năm, có 3 nhà báo đứng ra chống tiêu cực phát sinh trong nội bộ cơ quan, trước hết thuộc về người đứng đầu.

Báo Đại Đoàn Kết cũng là cơ quan báo chí đầu tiên ở Việt Nam có 3 nhà báo khởi kiện tổng biên tập.

Dám đứng lên chống tiêu cực của người đứng đầu cơ quan như 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết quả là hiếm có, vô cùng hiếm từ trước đến nay.

Khi viết lịch sử báo chí đương đại của Việt Nam, không nên bỏ qua sự kiên này. Sự kiện lịch sử, theo đúng nghĩa của nó, phải là vấn đề thật sự nổi bật, kể cả tích cực cũng như tiêu cực.

Trong nhiều trường hợp, chống tiêu cực trong nội bộ gần như đồng nghĩa với cấp dưới chống cấp trên.Tại báo Đại Đoàn Kết hoàn toàn đúng như vậy. Không phải chống lại quyền hạn của người đứng đầu. Ba nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết đã kiên trì chống lại những việc làm sai trái của  ông Đinh Đức Lập, nguyên tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết.

Chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan, nhất là chống lại những việc làm sai trái của người đứng đầu, khó tránh khỏi tai họa. Biết trước như vậy, 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết không hề nao núng. Nguyên tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, Đinh Đức Lập,  dùng hết các chiêu trù dập nhưng 3 nhà báo vẫn theo đuổi đến cùng cuộc chiến chống tiêu cực. Quả thật hiếm có, thậm chí chưa có nhà báo nào quyết liệt chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí như 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn

Trước khi thôi giữ chức tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, ông Đinh Đức Lập  bị xử lí kỉ luật cả về Đảng và chính quyền. Sai phạm của ông Đinh Đức Lập được phanh phui từ đơn tổ cáo của 3 nhà báo, tuy nhiên mức độ xử lí chưa tương xứng với sai phạm của Đinh Đức Lập. Sự dung túng của cơ quan chủ quản trở thành một trong những nguồn mạch làm gia tăng sai phạm của Đinh Đức Lập.

Chắc rằng chưa có và sẽ không có người đứng đầu một tờ báo để lại những sai phạm nghiêm trọng từ lúc đầu cho đến những ngày cuối như Đinh Đức Lập. Ngay từ đầu, khi đưa Đinh Đức Lập về làm lãnh đạo báo Đại Đoàn Kết đã vi phạm nghiêm trọng quyết đinh 75 của ban bí thư.

Hơn 1 tháng trước khi thôi giữ chức tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, ông Đinh Đức Lập cố ý khai gian nhận giải thưởng báo chí quốc gia, hội nhà báo Việt Nam phải ra quyết định thu hồi giải thưởng.

Chỉ nhắc lại 2 sự kiện “ để đời” của Đinh Đức Lập, càng chứng tỏ 3 nhà báo ở báo Đại Đoàn Kết kiên trì và quyết liệt chống tiêu cực đối với Đinh Đức Lập là hoàn toàn đúng.

Quá ít nhà báo dũng cảm chống cảm chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan báo chí như ở báo Đại Đoàn Kết. Tại sao như vậy.

Phải chăng hầu hết cơ quan báo chí đều trong sáng, không có tiêu cực. Nếu vậy thì tuyệt vời. Đó là hiện thực hay chỉ là mơ ước.

Phải chăng số đông nhà báo chỉ dũng cảm chống tiêu cực ngoài xã hội, nhưng lại trở nên nhút nhát khi đối diện với tiêu cực phát sinh trong nội bộ cơ quan. Điều này là giả định, hay là thực tế đang tồn tại trong cuộc sống.

Hùng hổ nơi khác nhưng đứng trước người nắm quyền lực của cơ quan lại trở thành con sứa, thấy sai không dám lên án, thấy đúng không dám bảo vệ. Với những ai như thế, kể cả người làm báo, sẽ không dám chống tiêu cực trong nội bộ cơ quan.

Các cơ qun báo chí phải thật sự trong sạch để từ đó tham gia tạo ra lành mạnh của xã hội.  Nếu cơ quan báo chí phát sinh tiêu cực liên quan người đứng đầu, nội bộ cần phải có những người dũng cảm đấu tranh quyết liệt như ở báo Đại Đoàn Kết.

Nhặt rác nơi công cộng là việc nên làm, góp phần làm cho môi trường trong sạch.   Biết trong nhà có rác mà không chịu quét, để rác thêm chồng chất bốc mùi tanh hôi, việc đó là không thể chấp nhận.

Hóa ra hành vi nhặt rác nơi công cộng trong khi bỏ bê đầy rác thối trong nhà cũng chỉ là để biễu diễn mang tính hình thức mà thôi hay sao?

Tác giả gởi bài tới blog Hữu Nguyên

Thư “Gửi bác bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo” gây xôn xao trên mạng

Bỏ việc để đi vì dốt tiếng Anh

TT – Những ngày này, cư dân mạng đang lan truyền bài viết “Gửi bác bộ trưởng Bộ GD-ĐT” của Võ Thị Mỹ Linh về sự khác biệt trong sách giáo khoa tiếng Anh ở bậc tiểu học của VN và Nepal.
Bài viết xuất hiện trên mạng chiều 19-11, đến nay thu hút gần 12.000 người thích (like), hơn 5.000 lượt chia sẻ và hơn 1.300 bình luận (comment).
Trò chuyện với Tuổi Trẻ, Võ Thị Mỹ Linh (nick Facebook là Va Li) cho biết vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bộ GD-ĐT về bài viết này.
Mỹ Linh trong một lần leo núi tại Nepal – Ảnh nhân vật cung cấp
Võ Thị Mỹ Linh (25 tuổi) sống tại TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp khoa báo chí – truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), Linh làm phóng viên cho một tạp chí, sau đó làm nhân viên PR cho một ngân hàng trước khi nghỉ việc để đi du lịch.
Sắp tới Linh sẽ về VN và ra mắt tiểu thuyết Bên kia sườn đồi và hồi ký Sau cơn bão.
Giữa tháng 10, Linh được cộng đồng mạng biết đến, thán phục sau khi vượt qua cơn bão tuyết trong chuyến leo núi ở Nepal khiến hàng chục người thiệt mạng.
Không đổ lỗi
* Sau khi đăng lên Facebook của mình, bài viết được cộng đồng mạng chia sẻ, bình luận với tốc độ chóng mặt. Cảm giác của bạn như thế nào?
– Trong số các bạn vào bình luận, một số khen bài viết hay, một số chê bài viết dở, một số bênh vực nền giáo dục VN, còn lại phần lớn “chửi” nền giáo dục.
Tôi cũng chẳng quan tâm các bạn khen chê gì vì đó là ý kiến cá nhân của tôi nói với bác bộ trưởng. Nhưng tôi buồn khi thấy một số bạn đổ lỗi cho nền giáo dục VN đã làm hại bạn hoặc chính con em bạn.
Tôi biết nền giáo dục còn nhiều yếu kém, nhiều bất cập nên tôi nêu ra chính kiến, chỉ ra lỗi của người soạn sách để gửi tới bác bộ trưởng.
Nhưng tôi không đổ lỗi tôi dốt tiếng Anh là tại ông bộ trưởng hay tại nền giáo dục VN vì tôi không có thói quen đổ lỗi cho ai đó. Nếu có, tôi đổ lỗi cho chính mình trước.
* Mục đích của bạn viết bài này là gì?
– Vì tôi thích viết và tôi thấy mình cần phải viết. Tôi có chính kiến, tôi không giấu nó trong lòng, tôi không thỏa hiệp với bản thân rằng: ừ, kệ đi. Nếu ai cũng lên tiếng như tôi, chắc hẳn sẽ có một kết cục khác. Các bạn muốn ăn cơm thì ít nhất phải nói cho mẹ biết các bạn đói.
Đằng này các bạn cứ nghĩ rằng mẹ mình chưa nấu cơm nên chắc có nói cũng bằng thừa thì làm sao biết mẹ có cái bánh mì đang giấu trên kệ bếp?! Đừng đổ lỗi cho bất cứ ai khi chính bạn không làm chủ được cuộc đời bạn.
Tôi sống và hành động theo cách mà cha tôi đã nói khi tôi còn nhỏ: “Your life is yours, not mine! – Cuộc đời này là của bạn, chứ không phải của ai khác”.
Không muốn mình hèn
* Bỏ việc để đi du lịch Ấn Độ, Nepal và đặc biệt là câu chuyện kiên cường khi thoát nạn trong trận bão tuyết hồi tháng 10 vừa qua, Mỹ Linh được nhiều người ngưỡng mộ, theo dõi. Bạn suy nghĩ gì về điều này?
– Một số bạn thần tượng tôi như anh hùng sau chuyện tôi leo núi và sống sót. Thật ra tôi đâu phải anh hùng, tôi là một cô gái bình thường leo núi với mục đích tầm thường. Năm 22 tuổi, công việc của tôi là viết báo, kiếm hợp đồng PR, viết văn viết thơ viết truyện, bán chữ để kiếm tiền. Mức thu nhập của tôi hằng tháng hơn 20 triệu đồng, với những người ở độ tuổi 22, nhiêu đó cũng gọi là bằng lòng.
Sau đó, tôi chuyển việc sang ngân hàng và rồi từ bỏ tất cả để đi vì tôi thấy mình dốt tiếng Anh. Tôi ước mơ du học nhưng mãi không được, nên cuối cùng chọn phương pháp du lịch để học.
Tôi đánh đổi số tiền tiết kiệm bao năm để đi, đánh đổi chuyện mất việc để đi, vì tôi không muốn mình hèn và tôi không muốn khi mình đứng nói chuyện với người nước ngoài thì lo lắng, sợ sệt.
Vì tôi biết nếu tôi dốt tiếng Anh thì lỗi tại tôi chưa tìm đủ mọi cách để học tiếng Anh trước chứ không phải tại nền giáo dục yếu kém.
Trước lúc bỏ việc đi du lịch, tôi có đọc bài viết về một cô gái đi du lịch rất nhiều nơi. Khi cô kể về những nơi đã đi, mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ, ai cũng ước đi được như cô. Cô gái ngạc nhiên hỏi họ muốn đi thế sao không đi.
Họ lập tức viện ra rất nhiều lý do, đổ lỗi cho rất nhiều thứ, nào là bận chồng con, nào là thiếu tiền bạc, nào là tuổi tác đã không còn phù hợp.
Cô gái buồn cười và kết luận rằng nếu bạn muốn đi mà cứ chần chừ như thế thì ai sẽ thực hiện giấc mơ chu du ấy cho bạn. Thế nên tôi cũng muốn hỏi các bạn là nếu các bạn muốn học tiếng Anh nhưng cứ đổ lỗi tại thế này thế kia thì ai sẽ học thay cho bạn?
* Bạn đang ở Nepal?
– Vâng, tôi đang ở làng Ảuchour, quận Syanja, Nepal. Tôi ở đây đã được nửa tháng. Mỗi ngày tôi đến Trường Sarbodaya chơi với học sinh ở đây, hỗ trợ thầy cô dạy tiếng Anh cho học sinh. Hết giờ ở trường thì tôi về nhà, đi ra đồng làm ruộng, cắt cỏ với bà con.
Tôi chẳng giúp được gì cho họ nhiều, chủ yếu là tôi thích cảm giác trải nghiệm, sống cùng người bản địa để hiểu cuộc sống, văn hóa của họ.
Gửi bác bộ trưởng Bộ Giáo dục – đào tạo
Cùng giới thiệu về quê hương, nhưng SGK Nepal (trái) giới thiệu một địa danh của Nepal, trong khi SGK VN giới thiệu London – Ảnh: Facebook Va Li
1 Cháu đọc sách giáo khoa (SGK) tiếng Anh của học sinh Nepal từ lớp 1 đến lớp 5. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 1 Nepal là chuyện chào hỏi. Bài học đầu tiên của học sinh  lớp 2 nói chuyện đi đến trường. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 3 kể lại nhật ký một ngày của cô bé Lilu.
Bài học đầu tiên của học sinh lớp 4 dạy bạn phải biết Be careful (cẩn thận – PV) với câu chuyện cậu bé Raj vừa đi vừa chơi game mà không để ý cây cầu bị gãy. Bài học đầu tiên của học sinh lớp 5 hỏi “What do you want?” (Bạn cần gì?) và kể chuyện người cha già có đứa con bị ở tù. Ổng ra vườn trồng khoai tây và ước giá mà có đứa con trai ở đây để đào lỗ cho ổng trồng. Thế là ổng viết thư cho con trai.
Mỗi bài học thể hiện độ khó khác nhau bác ạ. Thậm chí ngoài tiếng Anh, họ còn có hai môn học khác là văn hóa xã hội và khoa học – sức khỏe cũng hoàn toàn được viết bằng tiếng Anh và nằm trong môn học chính của học sinh.
Cháu lập tức nhắn về VN, nhờ đứa bạn thân chạy ra hiệu sách, chụp cho cháu xem SGK tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 5 dạy cái gì. Bác biết gì không? Bài học đầu tiên của SGK 1 dạy Hello. Bài học của sách SGK 2 dạy câu “Where are you from?”. Bài học của SGK 3 dạy lại Hello. Bài học đầu tiên của SGK 4 dạy câu “How’re you?”. Bài học đầu tiên của SGK 5 dạy lại câu “Where’re you from?”.
Cháu hoảng hồn bác ạ. Cháu không biết vì bác nghi ngờ trình độ của học sinh VN quá kém nên có mỗi ba câu “hello”, “how’re you”, “where’re you from?” mà bác bắt chúng phải học đi học lại suốt năm năm học như thế hay không? Hay là tại những người soạn sách không biết gì hơn để mà soạn? Hay tại chúng ta quan niệm năm năm học được ba câu đó là đã quá nhiều rồi?
Bác biết không, học sinh ở độ tuổi càng nhỏ thì khả năng tiếp cận ngôn ngữ càng tốt. Vì lúc đó bộ nhớ của chúng chưa sử dụng để ghi nhớ những điều phức tạp, những chuyện kiếm tiền, yêu đương. Nên cháu buồn khi thấy chúng ta bắt các em học quá nhiều thứ về toán lý hóa nhưng lại lo sợ trí nhớ của các em không đủ để học tiếng Anh. Buồn cười nhỉ.
2 Để dạy học sinh Nepal hiểu tiếng Anh, nhớ tiếng Anh, người Nepal bắt đầu bài học bằng những câu chuyện. Chuyện kể cô bé Deepa làm việc này việc kia. Chuyện kể gia đình cu cậu Ramesh thế này thế nọ. Cô giáo sau khi dạy học sinh về câu chuyện sẽ hỏi lại học sinh câu chuyện đó kể gì, cô bé Deepa làm gì, cậu Ramesh bị gì. Học sinh trả lời và ghi nhớ.
Để dạy học sinh VN hiểu tiếng Anh, các nhà soạn sách VN soạn ra những đoạn hội thoại chẳng có ý nghĩa gì và bắt học sinh học lại đoạn hội thoại đó để ứng dụng như một con vẹt. Theo bác, việc ghi nhớ nội dung câu chuyện dễ hơn hay khó hơn ghi nhớ một đoạn hội thoại dễ hơn?
3 Người Nepal soạn SGK để dạy người Nepal. Thế nên những câu chuyện họ viết, những đề tài họ dạy liên quan đến đời sống, văn hóa hằng ngày của họ. Họ nói về đỉnh Everest, nói về thủ đô Kathmandu, nói về những cậu bé, cô bé với những cái tên rất Nepal như Gauri, Sunda…
Đó là cách họ khiến học sinh hứng thú với môn tiếng Anh vì gần gũi, dễ hiểu. Đó cũng là cách họ từ hào về đất nước họ. Chúng ta – trong đó có bác – luôn nói tự hào về VN, nhưng có bao giờ bác nhìn SGK tiếng Anh của người Việt để xem sách viết gì không?
Sách viết câu chuyện của Tom, của Peter, của Marry… những cái tên không phải của người Việt. Sách kể chuyện My hometown (quê hương của tôi) nhưng cái Hometown ấy là London. Sách kể về món bánh nhưng không phải là bánh chưng, bánh giầy bánh mì thịt nướng mà là bánh pizza…
4 Đã rất lâu rồi, chúng ta, hoặc vì lười biếng, hoặc vì bảo thủ, hoặc vì không muốn tiếp cận cái mới nên luôn tự ru ngủ nhau rằng: “Là người Việt, chúng ta phải tự hào về văn hóa Việt, nên chúng ta cần học tiếng Việt chứ không phải tiếng Anh”.
Đó chắc là lý do mà kỳ thi tốt nghiệp THPT năm vừa rồi tiếng Anh trở thành môn tự chọn. Nhưng cháu muốn đổi lại một chút thế này: “Là người Việt, chúng ta cần tự hào về văn hóa Việt, nên chúng ta cần học tiếng Anh để nói cho thế giới biết về văn hóa của chúng ta đẹp như thế nào”.
Người Nepal đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ chính vì họ muốn kể câu chuyện văn hóa của đất nước họ cho thế giới biết. Nên cũng đã đến lúc chúng ta cần học theo như họ rồi bác ạ…
(trích từ Facebook Va Li)

“Ai bảo kê cho tra tấn?”: Lối đăng báo quy chụp – “đặc sản” của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vùa có tờ trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn Công ước chống tra tân. Chuẩn bị cho việc này, thời gian qua, Bộ Công an đã có hàng chục cuộc hội thảo, hội nghị, diễn đàn nhằm làm rõ các khía cạnh pháp lý liên quan, tình hình thực tế cũng như mức độ tham gia của Việt Nam…

Ấy thế mà, hôm 31/10, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – thông qua Việt Nam Thời báo- cho đăng tải một bài viết của tác giả Võ Thị Hảo về tình hình tra tấn ở Việt Nam, được viết bằng lối suy diễn, quy chụp cực kỳ thiếu công bằng và minh bạch.

Dẫn một vài ví dụ trên báo chí trong nước, tác giả Võ Thị Hảo đi đến kết luận: “Những vụ công an hành hung dân ngày càng dồn dập. Thực trạng cho thấy sự tra tấn, dùng nhục hình, bức cung với công dân tại VN ngày càng tăng nặng và mang tính côn đồ, thậm chí trong một số vụ còn mang tính chất tàn bạo, thích tra tấn như trong cơn say máu.” Nhận định như vậy, có lẽ do tác giả Võ Thị Hảo đang bị ngợp bởi chính “mặt trái” của công nghệ thông tin. Xưa, khi phương tiện truyền tin còn chậm và thiếu, một vụ đánh nhau ở làng này có khi mất cả năm trời mới đến tai người làng bên, dẫn đến cảm giác cuộc sống bình lặng, không bức xúc do “chả mấy khi nghe chuyện động trời”. Nhưng nay thì với sự bùng nổ của phương tiện thông tin, bất cứ một chuyện gì cũng có thể “đến tai toàn thế giới” chỉ sau vài phút đồng hồ. Thế cho nên Võ Thị Hảo mới cảm thấy “nhiều quá, dồn dập quá” chăng. Còn bình tâm mà xét hẳn thấy, chuyện tra tấn, dùng nhục hình dứt khoát không phải là bản chất, là hành vi ứng xử thường nhật của cơ quan công an, của cán bộ, chiến sĩ công an cả nước. Đúng là có một vài vụ việc tương tự, nhưng một khi được phát hiện, những người có hành vi ấy trước hết bị đình chỉ công tác, bị thanh tra, kiểm tra làm rõ, thậm trí điều tra và truy tố ra trước Tòa. Đảng, Nhà nước Việt Nam không có chủ trương tra tấn, dùng nhục hình, càng không cho phép lực lượng công an làm việc đó; dứt khoát, cương quyết xử lý, loại bỏ bất cứ cán bộ, chiến sĩ nào có hành vi tra tấn, dùng nhục hình khi thi hành công vụ. Mới nhất, chỉ một vụ xô xát với phóng viên báo Đại Đoàn Kết, 3 cán bộ, chiến sĩ đã bị Công an TP Hà Nội đình chỉ công tác, điều tra làm rõ và trả lời công luận là một ví dụ mà tác giả Võ Thị Hảo nên biết!

Chưa hết, trong bài viết của mình, Võ Thị Hảo còn khẳng định “như đúng rồi” rằng “còn tra tấn vì còn được bảo kê”: “Ai cũng biết, lực lượng tham gia tra tấn, bức cung…trong ngành công an thường được bảo kê, bao che trước hết bởi đồng nghiệp và cấp trên của họ.” Nếu thực sự có bảo kê, che chăn, thì liệu có chuyện đình chỉ, điều tra làm rõ, xét xử trước Tòa những người có hành vi tra tấn, dùng nhục hình như công luận đã biết? Nguy hiểm hơn, Võ Thị Hảo còn cho rằng “họ còn có thể tra tấn và giết dân nếu thích, bởi đa phần cấp trên của họ hết sức bao che vì đã ăn hối lộ, tay đã nhúng chàm, hoặc vì sợ trách nhiệm.” Lời nói ra có thể giúp người mà cũng có thể giết người, lời “cho rằng” của Võ Thị Hảo chỉ có thể xem là một biểu hiện “ngậm máu phun người” khi mà bà này chẳng đưa ra được bất cứ chứng cứ nào thuyết phục, xác đáng về chuyện cấp trên của những cán bộ, chiến sĩ đã có hành vi tra tấn, dùng nhục hình là “đã ăn hối lộ, tay đã nhúng chàm, hoặc vì sợ trách nhiệm”. Nói có sách, mách có chứng, Võ Thị Hảo nên tự đặt mình vào địa vị người khác để dừng ngay thái độ quy chụp, suy diễn không đáng có trong tư cách của một người viết văn, làm báo – vốn luôn phải tôn trọng sự thật khách quan.

Và thêm đôi lời với Việt Nam Thời báo và Hội Nhà báo độc lập Việt Nam thế này nữa: Quý vị vẫn luôn vỗ ngực xưng là “độc lập”, là “phản biện” nhưng nên nhớ rằng, “độc lập” không có nghĩa là xem thiên hạ dưới mắt mình không còn ai, không ai hơn mình về trí tuệ, nhận thức và nhân cách; “phản biện” càng không có nghĩa thích nói gì thì nói, nói càn nói bậy, phát ngôn bất chấp sự thật và logic, nói lấy đúng về mình mà không cần đếm xỉa xem dư luận nhìn nhận thế nào…Vẫn còn những bài bá như của Võ Thị Hảo – được Việt Nam Thời báo “đăng tải một cách trân trọng” – thì thật rõ một điều, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đang rất thích món “đặc sản” làm báo, viết báo quy chụp, suy diễn…!

Thiện Phương

Chuột quý và chuột Cống!

Thời gian qua, cộng đồng mạng nổi sóng với lời phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng khi sử dụng hình ảnh “đánh chuột không để vỡ bình”! một cách nói so sánh ví von ẩn nghĩa khá hay, dễ hiểu nhưng bị những kẻ vô công rồi nghề ra sức bình luận xúc xỉa!

Bản thân không đánh giá nhiều về lời phát biểu, không phân tích về chuột và bình có quý hay không nhưng tự thấy rằng, đã xuất hiện quá nhiều con chuột cống tham lam, thích gặm nhấm những sự việc đơn giản để xé toạc ra thành nhiều vấn đề phức tạp, gây hôi thối trên cộng đồng mạng! một trong những con chuột cống tuy chân đi tập tễnh nhưng to béo, bốc mùi hôi thối đó là Nguyễn Quang Lập – kẻ tự xưng là Bọ với thiên hạ nhưng luôn thể hiện mình chỉ là một con Bọ Gậy không hơn không kém!

Trên blog Quê Choa, tuy không viết được một bài nào ra hồn nhưng Lập đăng lại một loạt bài về Chuột và Bình của cái đám vô công rồi nghề, chuyên xúc xiểng, cắn xé người khác chẳng khác gì một đám Cái Bang, Chí Phèo trên internet! Tôi chắc chắn rằng, Lập không phải là người có tư tưởng, mục đích đóng góp thông tin, ý tưởng cho cư dân mạng hay phong trào tự do, dân chủ trong nước! Hắn hành động chỉ đơn thuần phục vụ cho mục đích cá nhân, để được nổi tiếng với lượng like, truy cập blog nhiều và qua đó cũng kiếm được khoản tiền kha khá từ việc quảng cáo websex trên blog cá nhân mà thôi!

Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng nếu đặt Quê Choa bên cạnh một số blog cá nhân khác như của Huỳnh Ngọc Chênh, Trương Duy Nhất, Tễu,… thì có thể thấy sự tạp nham, vớ vẩn, vụ lợi cá nhân của Lập nó ở một mức độ cao hơn nhiều! Ở đó, Lập có sự hợm hĩnh của danh xưng “Bọ”, có sự rẻ mạt, nhớp nhúa của baner quảng cáo “xem phim xxx hay nhất” và không hề có chính kiến cá nhân khi suốt ngày cứ theo trang này, theo blog nọ,…!

Thiết nghĩ, với một người tuổi cũng đã già (sinh 1956), cũng tham gia hội này hội nọ của các tổ chức chính trị xã hội, cũng đưa tin kêu gọi, ủng hộ dân chủ, nhân quyền nhưng suy nghĩ và hành động lại chỉ lại là tư tưởng của một gái đứng đường bán dâm, tìm cách kiếm tiền nhơ nhuốc không hơn không kém! Lập chỉ đáng giá là một con chuột cống chân tập tễnh nhưng béo nục béo tròn, tham lam, ăn tục nói phét từ những món cao lương mỹ vị (tiền lương) cho đến những xác chết hôi thối, rữa mục (tiền quảng cáo websex) trong sự cổ vũ, reo hò của đám chuột nhắt đồng loại.

Có lẽ, các tổ chức chính trị xã hội như hội nhà văn, hội nhà báo, hội điện ảnh nên mau chóng loại bỏ con chuột cống Nguyễn Quang Lập để tránh bị ô uế thanh danh, lực lượng Công an cũng nên sớm ngăn chặn hành vi tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy của Lập! và trước hết, cộng đồng mạng nên sớm tẩy chay Lập để môi trường mạng bớt bị ô nhiễm bởi con chuột cống này!

Chuột Bạch!