Khốn nạn những kẻ “ăn ốc nói mò”…!

phê chuẩn. Ngay khi kết quả được công bố, người dân và cử tri cả nước rất phấn khởi bởi tinh thần dân chủ, cầu thị, khách quan và minh bạch đã hiển hiện đặc biệt rõ, cho thấy Quốc hội đã chuyển tải được ý nguyện của cử tri và nhân dân cả nước và ngược lại, tiếng nói, đánh giá của cử tri và nhân dân cũng đến được đầy đủ với Quốc hội thông qua các vị đại biểu của mình.

Ấy thế mà, bên cạnh sự thật hiển nhiên và không gì che đậy được ấy, người ta vẫn nghe thấy ở đâu đó những giọng nói lạc điệu, những ý kiến trái chiều một cách đầy ác ý khi nhìn nhận về cuộc lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội Việt Nam. Một trong những “giọng nói”, “ý kiến” ấy là của Phạm Chí Dũng – Chủ tịch của cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”.

Nói “như đúng rồi”

Cũng phải nói ngay rằng, đây không phải là lần đầu tiên, Dũng phát biểu “ý kiến” một cách liều mạng như vậy. Không có tư cách của một nhà báo, cũng chẳng có điều kiện được tiếp xúc với đa chiều các nguồn tin, vậy nhưng Dũng tự cho mình cái quyền tha hồ phán xét, thoải mái hóng hớt kiểu “nghe hơi nồi chõ” rồi gõ máy tính ào ào, tự xuất bản trên “Việt Nam Thời báo” những bài viết, ý kiến của mình mà bất chấp một sự thật rằng, những thông tin Dũng có chỉ là phiến diện nên dẫn đến những bình luận rút ra cũng chỉ là suy diễn, rất thiếu căn cứ khách quan và khoa học.

Trong một bài viết mới nhất có tựa đề “Sau thoát hiểm sẽ là gì?”, Phạm Chí Dũng chĩa ngay ngòi bút vào Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng mà “phán” như “đúng rồi” rằng “vừa thoát hiểm một cách kỳ lạ” (!?) Người ta không thể không đặt ra ít nhất là 2 câu hỏi chỉ với 7 chữ mà Phạm Chí Dũng vừa “phán”.

Thứ nhất, dựa vào đâu mà Phạm Chí Dũng cho rằng cuộc lấy phiếu tín nhiệm là một sự nguy hiểm để sau đó cho rằng có sự “thoát hiểm”? Lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn chỉ mà một trong số nhiều hoạt động hợp hiến, hợp pháp mà Quốc hội Việt Nam được quyền thực hiện. Bất cứ chức danh nào do Quốc hội bầu, phê chuẩn cũng đều được tập thể các Đại biểu xem xét, cân nhắc, đánh giá và bỏ phiếu “chấm điểm “ mức độ tín nhiệm. Việc làm này đến nay đã được Quốc hội Việt Nam thực hiện lần thứ hai, tuy so với hoạt động nghị trường ở nhiều quốc gia khác là không có gì mới song tại Việt Nam ta, đây là một bước tiến lớn thể hiện sự phát triển, trưởng thành đáng kể của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, là biểu hiện sinh động của bản chất “của Dân, do Dân, vì Dân” của Nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta, trong đó có Quốc hội. Đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đánh giá mức độ tín nhiệm đối với một chức danh nào đó không chỉ thể hiện ý chí, nhận định chủ quan của vị đại biểu ấy mà còn thể hiện tiếng nói, ý chí, nguyện vọng của cử tri và đông đảo nhân dân mà vị đại biểu ấy là người đại diện hay nói cách khác, lá phiếu của đại biểu Quốc hội như thế nào, “chấm” bao nhiêu “điểm” thì về cơ bản đó cũng chính là nhận xét “sự “cho điểm” của nhân dân và cử tri. “Yêu cho roi cho vọt”, cử tri và nhân dân tin tưởng giao phó để các vị Đại biểu Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn 50 chức danh được gánh trọng trách thì cử tri và nhân dân – cũng thông qua các vị đại biểu – đánh giá, nhận xét những chức danh đó có làm tốt trọng trách, nhiệm vụ được giao hay không, được tín nhiệm ở mức độ nào; ngược lại, các chức danh gánh trọng trách thì cũng phải chịu sự kiểm tra, giám sát, nhận xét và cả “chấm điểm” chứ nào có gì nguy hiểm? Đã là lẽ tất nhiên “có giao việc phải có giám sát, kiểm tra, đánh giá” thì định kỳ được bỏ phiếu xem xét mức độ tín nhiệm cũng là việc bình thường nên làm, đâu có phải là việc “cháy nhà chết người” gì mà xem là “nguy hiểm”? Và đã không phải việc nguy hiểm, thì vượt qua việc ấy làm sao đáng gọi là “thoát hiểm”?

“Chỉ tay năm ngón”!

Thứ hai, người ta cũng cảm thấy thật nực cười khi Chủ tịch cái gọi là “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” nhấn mạnh một cách đầy chủ ý rằng “thoát hiểm một cách kỳ lạ”! Xưa đến nay, chỉ có những người hai tay đút túi áo, không làm bất cứ việc gì thì mới tạm coi là không có điều gì vướng cản, còn một khi dám xông pha gánh vác thì ai dám chắc không xảy ra những việc không được 100% như mong muốn? Như bất cứ một ai khác, Thủ tướng Chính phủ CHXHCN Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trước hết là một Con người, bình thường như bất cứ người bình thường nào khác và có khác chăng là ở chỗ, ông được cử tri và nhân dân cả nước trao cho trọng trách làm người đứng đầu Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016. Là người lãnh đạo Chính phủ, theo quy định của Hiến pháp là Luật Tổ chức Chính phủ, Thủ tướng có nhiều quyền hành nhưng bên cạnh đó, cũng phải thực hiện nhiều nhiệm vụ to lớn, phức tạp và nặng nề. Điều hành tình hình kinh tế xã hội của một quốc gia còn nhiều nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam với mức dự trữ không nhiều, thế mạnh không lớn, còn nhiều hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn phải thiếu thốn, đói ăn trong bối cảnh diễn biến quốc tế và khu vực có nhiều phức tạp, căng thẳng, thế mà Việt Nam vẫn đảm bảo được an ninh lương thực, giữ vững được độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng, xử lý nợ xấu và lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng cũng như thúc đẩy nền kinh tế hội nhập sâu rộng hơn với đời sống kinh tế quốc tế…tất cả cho thấy, tập thể Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng, cùng các vị Bộ trưởng, các Bộ ngành, địa phương và cả quốc gia đã thực sự nỗ lực hết mình, bất chấp khó khăn, dũng cảm dấn thân. Những nỗ lực ấy là có thực, không ai có thể phủ nhận và sau một năm nhìn lại – kể từ lần lấy phiếu tín nhiệm trước – Quốc hội và cử tri cả nước đã có lời khen tặng xứng đáng thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai vừa qua.

Đến đây, phải đặt mấy câu hỏi ngược lại cho những “giọng điệu” như của Phạm Chí Dũng: Nỗ lực làm cho tốt hơn thì đáng nhận được nhiều hơn sự tín nhiệm cao, sao có thể xưng xưng gán cho là “thoát hiểm một cách kỳ lạ”? Nếu là người đứng đầu Chính phủ, liệu có thể làm gì tốt hơn những gì Chính phủ đã thực hiện thời gian vừa qua? Người làm dễ hơn người nói, làm được thì hãy nói chứ hóng hớt, “nghe hơi nồi chõ” rồi “chỉ tay năm ngón” như Chủ tịch “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” thì thật chỉ lòe bịp được những ai nhẹ dạ, cả tin mà thôi.

“Giọng điệu” không ai nghe

Trong bài viết của mình, Phạm Chí Dũng còn có những câu chữ châm chọc một cách thô thiển đối với hệ thống chính trị Việt Nam, có ý mỉa mai, công kích, cố tình phủ nhận sạch trơn những nỗ lực, cố gắng của Chính phủ và nhân dân cả nước trong việc tổ chức điều hành, thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội. Tuy vậy, những “giọng điệu” hằn học, thù hận, kích động ấy không hơn gì những tiếng ruồi muỗi vo ve trong tổng thể những thành quả to lớn mà Việt Nam – bằng sự cần cù, nhẫn nại, khéo léo của mình – đã và đang đạt được.

Càng nói, càng viết, càng phán kiểu kẻ cả, khách quan suy luận thì ít mà chủ quan suy diễn là chủ yếu như kiểu Phạm Chí Dũng đã và đang khiến người ta phát ngán bởi trong những “bài viết” “bài nói” “bài phán” ấy chỉ rặt những kiểu rao giảng, lên mặt dạy đời mà chả có chút xíu nào thông tin và sự thật, càng không có những nhận xét, ý kiến thật sự tâm huyết, chừng mực, thật sự có lòng vì dân vì nước. Cũng bởi vậy mà giờ đây, cho dù cái “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” ra sức “đánh trống gõ mõ” với đủ thứ lòe bịp được trưng ra như “Quy chế làm việc của Ban lãnh đạo Hội”, “Quy chế quản lý tài chính – kế toán của Hội” hay “Thông báo chính thức về logo, măng sét, giao diện”…nhưng cũng chỉ lèo tèo dăm ba người ứng tiếng tham gia, thậm chí còn phải kêu gọi quảng cáo, tài trợ để có tiền duy trì. Những người tự xưng là “nhà báo” trong “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” cũng chỉ biết làm báo kiểu cóp nhặt, hóng hớt, chắp vá rồi xào nặn thông tin, thậm chí lấy nguyên bài của báo chí đứng đắn, đàng hoàng rồi “chêm” vào dăm ba trăm từ bẻ bai, chỉ trích, miệt thị và tung lên mạng rồi dương dương tự cho mình là “nhà báo lớn”.

“Hội Nhà báo độc lập Việt Nam”, cho đến lúc này, đã cho dư luận thấy rõ là một “chân dung” lố bịch, quái gở với những “giọng điệu” “ăn ốc nói mò” chẳng còn ai buồn để mắt, để tai đến nữa!

St

Leave a comment